Thứ Ba | 16/04/2013 19:10

Bùng nổ phát hành trái phiếu tại châu Á

Thị trường trái phiếu châu Á, trong đó có Việt Nam đang rất hấp dẫn giới đầu tư, bất chấp căng thẳng Triều Tiên và số liệu kinh tế Trung Quốc.
Tốc độ phát hành trái phiếu khu vực châu Á năm nay đang ở mức kỷ lục, sau khi tổng lượng bán ra tăng mạnh vào tuần trước. Điều này đặc biệt do cú huých tạo ra bởi dòng tiền đổ vào của các nhà đầu tư Nhật Bản, khi Ngân hàng Trung ương nước này (BOJ) công bố kế hoạch mua một lượng trái phiếu khổng lồ.Không quan tâm đến lo lắng về những đe dọa từ Triều Tiên và quan ngại về nền kinh tế Trung Quốc, các nhà đầu tư khát trái phiếu tiếp tục đổ xô vào trái phiếu châu Á, với 2 đích ngắm là Trung Quốc và Indonesia. đang rất hấp dẫn với lợi suất cao.Các công ty và quốc gia châu Á trừ Nhật Bản đã phát hành tổng cộng 7,58 tỷ USD trái phiếu bằng USD, euro và yên hồi tuần trước, mức huy động trong tuần lớn thứ hai theo ghi nhận, công ty thu thập số liệu Dealogic cho biết. Lần phát hành trái phiếu sau cùng có giá trị cao như vậy bằng các đồng tiền ngoài khu vực châu Á là vào tuần thứ hai của tháng 1 năm ngoái. Đến thời điểm này của 2013, 54,72 tỷ USD bằng các ngoại tệ trên đã được huy động qua trái phiếu, kỷ lục của năm nay và tăng 17% so với mức 46,93 tỷ USD cùng kỳ năm 2012, Dealogic nói.Trong số những nhà đầu tư đổ xô đi tìm trái phiếu tuần trước, có những người hy vọng giới đầu tư Nhật Bản cuối cùng cũng sẽ tìm đến trái phiếu châu Á, các ngân hàng nhận định.Chương trình mua trái phiếu của BOJ, còn được biết đến là gói nới lỏng định lượng, có thể sẽ để lại tác động lên các thị trường trái phiếu quốc tế, “nếu giới đầu tư Nhật Bản buộc phải nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm lợi suất cao hơn,” nhà phân tích Gene Cheon từ Deutsche Bank nhận định. “Về mặt cấu trúc, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng châu Á, và các trái phiếu chất lượng cao sẽ là đối tượng hưởng lợi đầu tiên".Tuy nhiên, cũng có một số nguy cơ khi thị trường trái phiếu châu Á bùng nổ. Lợi nhuận không ổn định của các công ty trong khu vực nửa đầu năm và nguồn cung trái phiếu mới dư thừa và cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro là những điều khiến giới đầu tư lo ngại. “Chúng tôi cảm thấy phải thận trọng khi quyết định mua trái phiếu châu Á trong nửa sau của năm,” Cheon nói tiếp.Tại Việt Nam, ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ) cũng đã lên kế hoạch tổ chức bán trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong năm nay và dự kiến sẽ vượt mức doanh thu của năm ngoái bởi nền kinh tế đang khởi sắc hấp dẫn với nhà đầu tư toàn cầu.ANZ kỳ vọng huy động trái phiếu doanh nghiệp bằng USD năm nay sẽ vượt mức 250 triệu USD của năm ngoái, bà Phan Thị Thanh Bình, Giám đốc Thị trường toàn cầu tại ANZ Việt Nam, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội ngày 12/4. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) là nhà phát hành trái phiếu USD duy nhất trong năm 2012. Đợt bán trái phiếu nước ngoài đầu tiên của năm nay có thể sẽ diễn ra vào đầu quý III, bà Bình nói.“Ngày một có nhiều sự quan tâm tới trái phiếu Việt Nam và chúng tôi hiện không có đủ trái phiếu cho nhà đầu tư,” bà Bình nói nhưng từ chối tiết lộ tên các tổ chức phát hành. “ Đồng tiền ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Lãi suất đang giảm.”Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam được cho sẽ tăng tốc khi nền kinh tế dần ổn định, các công ty cần nhiều vốn hơn do nguồn tín dụng sụt giảm sau khi tăng trưởng kinh tế năm ngoái ở mức thấp nhất kể từ 1999. Nền kinh tế tăng đã tăng trưởng 5,03% trong năm 2012 và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo năm nay sẽ là 5,2%.“Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và nguy cơ về một cú shock kinh tế mạnh là rất thấp,” Matt Hildebrandt, nhà kinh tế học tại JPMorgan Chase, Singapore, nhận định trong một báo cáo ngày 9/4.

Nguồn WSJ, Bloomberg/Dân Việt


Sự kiện