Một trung tâm mua sắm nổi tiếng ở Bắc Kinh chỉ có vài người mua sắm. Ảnh: NYT
Bức tranh tiêu dùng u ám của Trung Quốc sau lệnh mở cửa
Bức tranh tiêu dùng u ám
Vũ Hán một trong những trung tâm công nghiệp và vận tải lớn của Trung Quốc nhưng đi qua cơn đại dịch, hiện vẫn đang rất chênh vênh.
Nhìn bề ngoài, cuộc sống của thành phố 11 triệu dân Vũ Hán dường như đã quay lại sự thường nhật vốn có. Tuy nhiên trên các con đường hướng vào trung tâm thành phố, nhiều cửa hàng vẫn đóng cửa im lìm. Nếu hàng quán nào được Kinh doanh thì khách sẽ chỉ có thể mua về chứ không thể ăn uống tại quầy.
Ông Wang (chủ một nhà hàng nhỏ tại Vũ Hán) chia sẻ, dù chưa thể mở cửa Kinh doanh nhưng ông vẫn phải thanh toán 3 tháng tiền thuê mặt bằng lên đến 60.000 Nhân dân tệ, khoảng 8.500 USD. Kiệt quệ về cả tài chính lẫn tinh thần. Nhà hàng đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn.
Trong lúc đó, hiện người dân hiện vẫn đang được khuyến khích ở nhà và phải kiểm tra thân nhiệt khi tới bất cứ tòa nhà nào. Những chủ cửa hàng như ông Wang đang cảm thấy sợ hãi trước việc hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi.
Còn ông He là chủ một cửa hàng chuyên cung cấp đồ điện tử và kỹ thuật cho các công trường xây dựng tại Vũ Hán. Cửa hàng của ông thực hiện đóng cửa từ tháng 1. Dù đã 2 tuần kể từ khi mở cửa trở lại, ông vẫn không thể giao hàng cho các khách hàng bởi chính phủ vẫn cấm ôtô hoạt động trong khu vực cửa hàng của ông.
“Nhiều khách hàng tìm đến cửa hàng tôi nhưng họ không thể tiếp cận. Họ đành phải bỏ đi”, ông chia sẻ.
Mặc dù vậy, ông He vẫn phải thanh toán tiền thuê mặt bằng hàng năm lên tới 170.000 nhân dân tệ (tương đương 24.000 USD). Ông chia sẻ, những chủ cửa hàng như ông đang hết sức sợ hãi và giận dữ nhưng họ không biết sẽ phàn nàn với ai cả.
“Tôi vẫn có những khoản nợ phải trả. Tôi là trụ cột chính của gia đình. Tôi cảm thấy thực sự áp lực”, ông nói.
Hiện tại, sau quãng thời gian tê liệt vì đại dịch, các nhà máy ở Trung Quốc đã hoạt động trở lại. Bầu không khí ô nhiễm, xám xịt cũng bắt đầu quay lại nhiều thành phố nước này.
Nhưng người tiêu dùng Trung Quốc đang sợ hãi. Nhiều người mất việc làm hoặc bị giảm lương. Những người khác run rẩy sau nhiều tuần ngồi một chỗ, không thể làm gì, giờ phải nghĩ đến chuyện tiết kiệm.
Theo Tân Hoa xã, GDP quý I của tỉnh Hồ Bắc với thủ phủ là Vũ Hán đã suy giảm gần 40%. Do vậy, trước tâm lý còn lo sợ dịch bệnh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ mong có thể tồn tại trong trạng thái bình thường mới, chưa nói tới hồi sinh như trước đây.
Nhiều gia đình Trung Quốc giảm chi tiêu trong khi các nhà máy tiếp tục sản xuất gần như đầy đủ vào tháng 3. |
Thói quen tiêu dùng có thể thay đổi mãi mãi
Ông Chen Ke, chuyên viên tổ chức sự kiện ở Thượng Hải - bị cắt lương tới 80%. Giờ ông kiếm thêm bằng nghề giao đồ ăn và chỉ ăn cơm ở nhà. "Giờ kiếm chưa đến 1 USD với mỗi chuyến giao hàng, tôi mới hiểu kiếm tiền là khó đến mức nào", ông tâm sự.
Với nhiều người Trung Quốc, thói quen tiêu dùng sẽ thay đổi mãi mãi sau dịch COVID-19. Cô Cao ở Bắc Kinh từng mua rất nhiều túi xách hàng hiệu. "Giờ chúng chẳng giúp được gì", cô tâm sự.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị bệnh nặng hoặc lại mất việc làm? Trong tương lai, tôi cần phải có một khoản tiền tiết kiệm đủ lớn trong tài khoản ngân hàng để cảm thấy an toàn".
Nhiều chuyên gia kinh tế đã kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ người tiêu dùng. Mỹ và châu Âu có chính sách hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình, nhưng Trung Quốc không áp dụng biện pháp này, một phần vì nợ công quá lớn.
Không có người mua, ngành bán lẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục lao dốc. Anh Peng Fein là một trong những công dân mất việc khi dịch bùng nổ. Anh ngừng đến phòng gym, giảm ăn nhậu bên ngoài và hoãn kế hoạch dọn ra ở riêng. "Trước đây, tôi luôn tiêu sạch tiền kiếm được, nhưng giờ mọi thứ sẽ khác, tôi nghĩ mình sẽ bắt đầu thay đổi thói quen tiêu dùng", anh nói.
Nguồn NYT