Giấy chứng nhận kiểm tra, các yêu cầu hải quan mới và một lượng lớn thủ tục giấy tờ mới đều đẩy chi phí giao dịch lên cao. Ảnh: Freepik.
Brexit - 2 năm nhìn lại: Không chỉ Vương quốc Anh mà cả EU cũng điêu đứng
Cũng vào tuần này hai năm trước, Brexit chính thức có hiệu lực, cho đến bây giờ hệ quả về kinh tế và chính trị vẫn đang diễn ra. Rõ ràng là với động thái rời khỏi khối thương mại, Vương quốc Anh đã tự điều động kinh tế nước mình vào một tình huống khó khăn. Ngoài ra, những con số gần đây cho thấy quốc gia này cũng đang phải vật lộn đáng kể để phục hồi sau đại dịch. Vào tháng 10/2021, thương mại trong khu vực sử dụng đồng euro đã vượt lên 4% so với mức trước COVID vào tháng 12/2019, trong khi Vương quốc Anh đình trệ ở mức thấp hơn rất nhiều.
Tuy tình trạng thương mại của Vương quốc Anh đã khởi sắc rất nhanh sau đợt hoành hành COVID vào cuối năm 2020, nhưng cũng chững lại vào năm 2021. Nghiên cứu do IFO (Viện Nghiên cứu Kinh tế) thực hiện ở Munich cho thấy rằng những tác động tiêu cực hơn nữa đã nhen nhóm trong khi nền kinh tế ở Anh điều chỉnh, mở ra một loạt các hàng rào phi thuế quan trong giai đoạn Brexit dần kết thúc vào ngày 1/1/2021.
Ảnh: Dolapo Ayoade |
Những con số này phản ánh sự tiếp tục của một xu hướng đã được dự đoán trước. Trong một báo cáo cho chính phủ Đức được công bố vào năm 2020, IFO đã định lượng những tác động của Brexit đối với châu Âu, dự báo thiệt hại về GDP đối với EU và tổn thất đáng kể hơn nhiều đối với chính Vương quốc Anh, ngay cả trong kịch bản thỏa thuận Brexit. Một số tác động tiêu cực đối với GDP và thương mại đã bắt đầu do sự bất ổn định gia tăng và hoạt động kinh doanh thích nghi với môi trường mới sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, ngay cả trước thỏa thuận rút lui vào năm 2020.
Tỷ trọng xuất khẩu của Vương quốc Anh trong EU giảm từ 7,1% năm 2015 xuống 6,2% vào năm 2019 trong khi tỷ trọng nhập khẩu của nước này giảm từ 4,4% xuống 3,9% - những số liệu thống kê này bao gồm thương mại giữa các nước thành viên EU. Trong thời điểm đại dịch, đã có thêm các chuyển hướng thương mại khỏi Vương quốc Anh, ước tính sẽ giảm thêm hơn một điểm phần trăm.
Các quy định cứng nhắc, quan liêu là một phần của vấn đề. Trong khi các điều khoản của thỏa thuận Brexit cho phép Anh tránh bị áp thuế thương mại cao hơn, hầu hết các sản phẩm hiện phải đối mặt với ít nhất một hàng rào phi thuế quan khi tiến vào thị trường EU. Giấy chứng nhận kiểm tra, các yêu cầu hải quan mới và một lượng lớn thủ tục giấy tờ đều kéo dài thời gian và tăng sự phức tạp của việc qua lại biên giới cũng như đẩy chi phí giao dịch lên cao. Những rào cản này có sức ảnh hưởng lớn đối với hoạt động kinh doanh của EU và Vương quốc Anh trong thời kỳ đại dịch, vì các doanh nghiệp khó tìm được thị trường thay thế, thậm chí đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ còn khó hơn.
Giấy chứng nhận kiểm tra, các yêu cầu hải quan mới và một lượng lớn thủ tục giấy tờ đều kéo dài thời gian và tăng sự phức tạp của việc qua lại biên giới cũng như đẩy chi phí giao dịch lên cao. Ảnh: Daniel Leal-Olivas/AFP/Getty Images. |
Các hàng rào phi thuế quan gây nhiều rắc rối cho Anh hơn so với EU. Ngay cả khi Vương quốc Anh ký các hiệp định thương mại với các nước khác, ý tưởng trao đổi kinh tế sâu hơn với Mỹ, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Canada hoặc Nhật Bản có thể bù đắp việc giao thương bị mất với EU là một ý tưởng sai lầm.
Bài học mà đại dịch mang lại chính là tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đa dạng. Bên cạnh đó còn có bài học về tầm quan trọng của địa lý: các quốc gia chủ yếu buôn bán với các nước láng giềng. Năm 2019, 50% hàng hóa nhập khẩu của Anh có nguồn gốc từ EU và 47% hàng hóa trong nước xuất khẩu đến khối này. Một nghiên cứu về sự phụ thuộc của sản phẩm đã chỉ ra rằng mối liên kết này đặc biệt mạnh mẽ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Vương quốc Anh từ 5 nhà cung cấp trở xuống: 64% trong số đó đến từ EU. Hầu hết trong số này là hàng hóa trung gian (chẳng hạn như nguyên liệu thô), có nghĩa là chi phí thương mại cao hơn do Brexit cũng có thể làm tăng chi phí sản xuất cuối cùng ở Anh và gây thêm áp lực lạm phát, do xu hướng tăng giá toàn cầu và đã gây khó khăn lên chuỗi cung ứng.
Đối với châu Âu, những hậu quả và thách thức tiêu cực của Brexit vượt xa ảnh hưởng GDP: EU mất khoảng 1/6 sức mạnh kinh tế và sức nặng của chính sách an ninh và đối ngoại thất thoát hơn nhiều khi một quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn cầu ra đi. Brexit để lại lỗ hổng tài chính cần được 27 bang còn lại chung tay đóng góp vào ngân sách để “lấp đầy”. Hơn nữa, sự thay đổi quyền lực sau Brexit đồng nghĩa với việc EU trong tương lai có nguy cơ ít được bảo hộ và ít có xu hướng cải cách hơn.
Bản chất kéo dài của các cuộc đàm phán Brexit cũng như một lời cảnh báo đối với các nước EU. Thỏa thuận được thực hiện với Vương quốc Anh không bao giờ có thể loại bỏ mọi bất ổn thương mại vì một số vấn đề quan trọng về điều khoản sớm hay muộn sẽ phải đàm phán lại.
Ngày cuối cùng của tháng 1/2020 đánh dấu sự kết thúc của một xu hướng kéo dài hơn nửa thế kỷ hướng tới hội nhập chính trị lớn hơn ở châu Âu, còn hậu quả thì vẫn sẽ kéo dài đến mãi sau này.
Nguồn The Guardian