Thứ Bảy | 27/04/2013 10:29

Bong bóng tín dụng Trung Quốc: Tiền đi đâu?

2 nhà phân tích của Trung Quốc cho rằng kinh tế quốc gia này không được hưởng lợi từ tăng trưởng tín dụng nhanh.
Chuyên gia kinh tế của Nomura là Webdy Chen và Zhang Zhiwei cho rằng: "Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại một cách bất ngờ mặc dù tín dụng tăng trưởng mạnh 6 tháng cuối năm 2012 và quý I/2013. Nhiều nhà đầu tư đặt cùng một câu hỏi cho chúng tôi: Tất cả tiền đã đi đâu? Chúng tôi tin rằng một phần lớn tín dụng mới trong quý I đã không chảy vào nền kinh tế thực".

Tổng trợ cấp xã hội của Trung Quốc trong tháng 1 tăng lên mức cao kỷ lục 160,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 58,2% trong quý I/2013 so với quý I/2012. Tuy nhiên, báo cáo tuần trước cho thấy GDP của Trung Quốc trong quý I/2013 chỉ tăng 7,7% so với dự báo 8% và thấp hơn mức 7,9% của quý IV/2012.

Hơn nữa, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngân hàng HSBC tuần này cho thấy những lo ngại về suy thoái kinh tế Trung Quốc. Các chuyên gia dự báo chỉ số này trong tháng 4 sẽ xuống 50,8 so với 50,9 điểm của tháng 3.

Ông Chen và Zhang nói: "Tại sao dòng tiền không chảy vào nền kinh tế thực? Chúng tôi nghĩ rằng một phần là do nhu cầu đầu tư giảm".

Theo 2 chuyên gia này, mặc dù cơ sở hạ tầng phát triển thúc đẩy sản xuất nhưng tăng trưởng đầu tư tài sản cố định trong ngành sản xuất có xu hướng giảm từ năm 2011 và giảm mạnh trong quý I/2013. Các vấn đề về năng lực trong ngành sản xuất trở nên nghiêm trọng bởi chính sách nới lỏng tích cực năm 2009 và 2012.

Các chuyên gia giải thích rằng một phần lớn thu nhập cố định trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng được dùng để trả nợ chứ không phải để tài trợ cho các dự án. Các chuyên gia kinh tế cho biết 370 dự án xây dựng đô thị mắc nợ trong năm 2012 và có ít nhất 20% doanh thu được sử dụng để trả nợ cũ.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng chưa có lợi nhuận. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải tiếp tục vay vốn để trả nợ, theo Chen và Zhang.

Gần đây, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một thông báo khẳng định nợ trong các dự án xây dựng nhà ở không được sử dụng cho các mục đích khác. Ông Chen và Zhang tin rằng chính sách này có thể được áp dụng cho những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Và trong các tài liệu của chính phủ, vấn đề này cũng được nhắc lại nhiều lần.

Theo Goldman Sachs, thị trường tín dụng Trung Quốc đã tăng 10% trong 2 thập kỷ qua, đứng thứ 4 thế giới với tổng tín dụng là 3.410 tỷ USD.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc lo ngại về mức độ nợ của quốc gia này khi một kiểm toán viên cao cấp của Trung Quốc cho rằng mức độ nợ là "ngoài tầm kiểm soát" và có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngoài ra, đầu tháng 4, cả 2 hãng xếp hạng tín dụng Fitch và Moody's đều hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc với lý do mức độ cho vay quá lớn của chính quyền nước này có thể ảnh hưởng xấu tới kinh tế.

2 chuyên gia kinh tế Chen và Zhang cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ là 7,5% trong quý II khi những chính sách của chính phủ làm suy yếu tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện