Thứ Ba | 29/04/2014 10:05

Bong bóng tín dụng Trung Quốc đe dọa toàn cầu

Ngay khi thế giới vừa hồi phục từ khủng hoảng nợ công ở Mỹ và châu Âu, thì các nhà kinh tế lại có mối lo mới: tín dụng Trung Quốc.

Bong bóng tín dụng Trung Quốc đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu nếu như BắcKinh không ra tay xử lý.

Đó là quan điểm chung xuất phát từ điều tra ý kiến 30 nhàkinh tế của AP thực hiện tháng 4. Tuynhiên họ vẫn lạc quan rằng động lực cải cách kinh tế của Bắc Kinh một mặt sẽ củngcố các ngân hàng Trung Quốc, mặt khác sẽ xì bớt bong bóng tín dụng. Về lâu dài điềuđó sẽ làm lợi cho hàng xuất khẩu của Mỹ.

Nguồn gốc lo lắng là việc tăng vọt cho vay trong các ngân hàngTrung Quốc. Việc này đầu tiên vốn được chính phủ khuyến khích trong khủng hoảngtài chính toàn cầu 2008 để thúc đẩy tăng trưởng. Các ngân hàng quốc doanh lớn tàitrợ việc xây dựng nhà ở, văn phòng, và đường sắt. Nhưng phần lớn tiền chovay được quan chức địa phương chuyển về các dự án tư lợi cho họ hơn là đáp ứngnhu cầu kinh doanh.

Xây dựng ở Thượng Hải một ngày nhiều sương khói

Hôm qua 27/4 Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra cảnh báo về nợtư Trung Quốc. Báo cáo của họ chỉ ra “những điểm yếu đang tăng lên” trong hệ thốngtài chính Trung Quốc, bao gồm cả nguồn tín dụng bên ngoài ngân hàng truyền thống.Tín dụng từ hệ thống ngân hàng ngầm giờ đã chiếm 1/4 nền kinh tế Trung Quốc.

IMF cũng chỉ ra các vụ vỡ nợ gần đây trong thẻ tín dụng và cáckhoản nợ ngân hàng bán cho nhà đầu tư và mức nợ đậm của chính quyền địa phương.

Nếu điều này tiếp diễn nó có thể gây ra phản ứng tiêu cực củathị trường tài chính cả ở Trung Quốc và toàn cầu, IMF nói.

Bong bóng tín dụng đã khiến giá đất Trung Quốc tăng gấp đôitrong năm năm, theo ước tính của Nomura. Dư nợ tín dụng đã tăng từ mức130% năm2008 tới 200% năm 2013 theo hãng dự báo Capital Economics.

Khi nợ dồn đọng lại nhanh như thế trong quá khứ, giống Mỹ thờikỳ bong bóng nhà đất, thì thường là các khủng hoảng tài chính sẽ nối gót.

Nhân viên môi giới địa ốc đứng trước tòa nhà chung cư vắng teo ở Thượng Hải

Khi nguồn tín dụng dồn vào xây nhà quá mức, dần dà sẽ có ítngười hoặc công ty sẵn sàng mua tất cả chỗ văn phòng, nhà ở và chung cư đó. Điều này có thể làm giá sụt giảm và gây ra vỡ nợ ở các công ty phát triển địa ốc và chủsở hữu tài sản. Thường thì sau đó các ngân hàng kiềm chế cho vay làm chậm tốc độtăng trưởng.

Hầu hết các nhà kinh tế nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ cứucác ngân hàng quốc doanh và cung cấp đủ tiền để họ tiếp tục cho vay. Chính phủcũng sẽ hỗ trợ công ty nào có thể gây hại cho tăng trưởng khi vỡ nợ.

Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chương trình cải cách nhằm vàocủng cố khu vực tài chính. Họ muốn chuyển biến nền kinh tế tập trung vào chi tiêutiêu dùng hơn là dựa vào xây dựng và đầu tư.

IMF nói các nỗ lực có thể làm cho tăng trưởng bền vững hơn vàthúc đẩy chi tiêu. Nhưng họ cho rằng tiến triển vẫn còn thiếu hoàn thiện.

Thủ tướng Lí Khắc Cường, quan chức kinh tế hàng đầu củaTrung Quốc trong tháng ba đã hứa trao cho thị trường vai trò quyết định hơntrong phân phối nợ. Nhiều ngày sau chính phủ lần đầu tiên đã cho phép một vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp chứ không cứu các nhà đầu tư, để khuyến khích các nguyên tắcthị trường.

Cũng trong tháng 3 Trung Quốc đã dọn đường cho năm ngân hàngtư nhân đầu tiên. Chính phủ hy vọng họ sẽ tăng mức cho vay dành cho doanh nhânvà doanh nghiệp tư và cạnh tranh với các tập đoàn quốc doanh.

Các biện pháp cũng đã có kết quả. Số cho vay mới đã chậm lạitrong tháng ba. Đồng thời, tốc độ tăng cung tiền đã chậm nhất từ 1997 đến nay.Doanh số bán nhà quý một đã giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng Trung Quốc và kinh tế tòan cầu đã phải trả giá. Tăng trưởngkinh tế giảm còn 7,4% trong quý một 2014 so với 7,7% quý bốn 2013. Dù vẫn nhanhhơn nhiều nước phát triển khác như là Mỹ, tốc độ đó vẫn dưới mức tăng hai con sốTrung Quốc tận hưởng trong nhiều thập kỷ.

Một cung đường đang xây dở ở Trung Quốc

Điều tra của AP tập hợp quan điểm của các nhà kinh tế của việnnghiên cứu, tập đoàn, và tư nhân về một loạt các vấn đề. Hầu hết nghĩ rằngTrung Quốc giảm tốc sẽ đe dọa các quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn vào Trung Quốc- gồm cả quặng sắt và đồng. Các nước đó có cả Canada, Brazil, Indonesia và Australiađã bị ảnh hưởng rồi.

Sun Wong Sohn, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Smith củaĐại học California, ước tính rằng nếu giảm 1% tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ giảm0,3% tốc độ tăng trưởng toàn cầu.

Tiêu dùng chỉ chiếm 55% tăng trưởng của Trung Quốc, theo chínhphủ cho biết năm 2013. So với Mỹ tỷ lệ đó là 70%. Nếu cải cách Trung Quốc thànhcông nó sẽ làm lợi cho các công ty xuất khẩu Mỹ khi người Trung Quốc dùng nhiềuhơn hàng hóa dịch vụ của họ.

Nguồn Theo GAFIN, AP, và DVO


Sự kiện