Chủ Nhật | 14/10/2012 10:01

Bong bóng nhà đất: Kinh nghiệm từ các nước phát triển

Đa số các nước trải qua bong bóng bất động sản đều có tốc độ tăng trưởng GDP chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao, khu vực tư nhân bị hạ đòn bẩy.
Goldman Sachs đã có một báo cáo về những hiện tượng xảy ra trong quá trình bong bóng bất động sản bị vỡ. Báo cáo tập trung nghiên cứu về hiện tượng vỡ bong bóng về thị trường nhà đất ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới và trong suốt lịch sử từ những năm 1890 tới nay.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng đa số các nước phát triển sau khi bị bong bóng bất động sản vỡ đều phải đối mặt với các vấn đề cơ bản như tốc độ tăng trưởng GDP chậm chạp trong một thời gian kéo dài; Thất nghiệp và chênh lệch sản lượng (output Gap) vẫn cao; Khu vực tư nhân bị hạ tỉ lệ đòn bẩy trong khi khu vực đầu tư công lại tăng.

Tình trạng bong bóng nhà đất từ năm 1987 đến năm 2009
Tình trạng bong bóng nhà đất từ năm 1987 đến năm 2009

Ngoài ra, sau khi bong bóng bất động sản vỡ, các nước hầu hết đều duy trì lãi suất ở mức thấp trong một thời gian dài và giá cổ phiếu thay đổi rất khiêm tốn, phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP chậm. Tuy nhiên, suy thoái kép không phải là xu hướng điển hình trong những lần bất động sản bị vỡ bong bóng

Bong bóng nhà đất là hiện tượng kinh tế tất yếu tại những nước đông dân cư và đất đai hạn hẹp, trong đó nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của thị trường này.

rong chừng mực nào đó, giá bất động sản quá cao sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng và thừa cung, nhiều khoản cho vay bất động sản sẽ trở thành nợ quá hạn, tình hình trở nên trầm trọng hơn nếu các ngân hàng trực tiếp rót vốn đầu tư vào các dự án xây dựng và kinh doanh bất động sản hoặc cho vay dựa trên tài sản thế chấp là đất đai, nhà cửa.

Nguồn Vfpress


Sự kiện