Các nhà sản xuất bia Nhật đã tung ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe, như bia không cồn vì đại dịch đã nâng cao nhận thức về sức khỏe của mọi người. Ảnh: Reuters.
Bong bóng lợi nhuận trong thị trường bia Nhật khi chương trình tiêm chủng bắt đầu
Theo Nikkei Asia Review, các nhà sản xuất bia Nhật Bản kỳ vọng lợi nhuận tốt hơn trong năm nay do các nhà hàng bị ảnh hưởng bởi COVID nhận thấy nhu cầu tăng sau khi chiến dịch tiêm chủng của nước này được tiến hành.
Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 đã khiến doanh thu của các nhà sản xuất bia Nhật từ các nhà hàng, quán bar và những nơi khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội.
Lợi nhuận ròng của Asahi Group giảm 34,7% trong năm tài chính 2020. Nguyên nhân là do nhà sản xuất chủ yếu dựa vào nhu cầu kinh doanh.
Asahi cho biết: Hoạt động kinh doanh bia của họ trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống có thể sẽ phục hồi, với dự báo lợi nhuận ròng tăng trưởng 63,7% cho năm tài khóa 2021 lên 152 tỉ yen (1,4 tỉ USD).
Nhật Bản đã bắt đầu tiêm chủng vaccine COVID-19 cho các nhân viên y tế vào tuần trước. Theo Asahi, chiến dịch này có thể sẽ giúp đáp ứng nhu cầu nguồn cung.
Tuy nhiên, nhà sản xuất bia cần nhiều hơn thế để bù đắp cho sự sụt giảm hồi năm ngoái. Dưới thời CEO Atsushi Katsuki, công ty đặt mục tiêu tăng doanh thu từ mảng kinh doanh rượu lên 4,8% bằng cách kích thích tiêu dùng tại nhà. Để đáp lại nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng, CEO Katsuki cho biết: Công ty sẽ tập trung vào các lựa chọn lành mạnh hơn, chẳng hạn như bia mạch nha thấp không đường và các sản phẩm ít cồn hơn.
Các quan chức chính phủ Nhật kêu gọi mọi người về nhà từ khu giải trí Kabukicho ở Tokyo. Ảnh: AP. |
Việc chuyển sang làm việc từ xa sẽ khuyến khích nhiều người “nhậu” ở nhà hơn. Asahi có kế hoạch khai thác nhu cầu mới này bằng việc ra mắt máy phân phối bia cho gia đình vào tháng 5.
Trái ngược với việc tập trung vào dịch vụ ăn uống của Asahi, doanh thu bán bia của đối thủ Kirin cho các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu, phần còn lại đến từ người tiêu dùng nội địa.
Chủ tịch Kirin Yoshinori Isozaki cho biết: “Chúng tôi đã dần dần giảm bớt sự phụ thuộc vào ngành dịch vụ thực phẩm. Nhu cầu bia từ các nhà hàng và quán bar khá ổn định nhưng tốn thêm chi phí. Điều này cho thấy việc nhận diện thương hiệu yếu hơn từ hoạt động bán dịch vụ ăn uống so với bán lẻ, trong đó thương hiệu nổi bật rõ ràng”.
Nhưng điều này không có nghĩa là Kirin sẽ từ bỏ nhà hàng và quán bar. Máy phân phối sẽ cho phép công ty tập trung vào thị trường bia thủ công có lợi hơn.
Do chương trình tiêm chủng của chính phủ Nhật có thể mất khoảng một năm, Kirin muốn tập trung vào những người uống rượu tại nhà. Nhà sản xuất bia coi máy phân phối bia là động lực tăng trưởng chính. Dự kiến doanh thu công ty sẽ đạt 10 tỉ yen vào cuối năm nay.
Kirin cũng đang tập trung vào sự phát triển của các sản phẩm có ý thức về sức khỏe như bia không đường hoặc không cồn. Nhìn chung, công ty hy vọng thu nhập ròng năm 2021 tăng 43,2% sau khi tăng trưởng 20,6% một năm trước đó.
Trong khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Kirin nhắm vào châu Á và Châu Đại Dương, thì nhà sản xuất rượu mạnh Suntory Holdings lại phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ để bán hàng quốc tế. Suntory có thu nhập ròng giảm 28,8% trong năm ngoái. Đối với năm 2021, hãng chưng cất chưa niêm yết dự báo thu nhập ròng sẽ tăng lên 104 tỉ yen, tăng 3,6% so với năm trước.
Đối với thị trường trong nước, Chủ tịch Suntory Takeshi Niinami nói rằng: “Quý đầu tiên sẽ khá khó khăn, nhưng chúng tôi thấy sự phục hồi ổn định trong quý II/2021. Công ty tin rằng nhu cầu tích lũy sẽ tăng mạnh từ vào khoảng quý III, khi mọi người bắt đầu đi ăn tối”.
Khi đại dịch tăng cường nhận thức về sức khỏe cộng đồng, ông Niinami cho biết: Suntory có kế hoạch tung ra loại bia nhắm vào những người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe. Ông cũng chỉ ra rằng: Suntory muốn mở rộng doanh số bán lẻ ở các vùng ngoại ô, vì có khả năng người tiêu dùng có thể tiếp tục dùng bữa gần nhà hơn, với gia đình và bạn bè.
Có thể bạn quan tâm:
► Chile đứng đầu trong cuộc đua tiêm chủng COVID-19 ở Nam Mỹ