BOJ vẫn lạc quan bất chấp tăng trưởng GDP chậm lại
Cụthể, tăng trưởng kinh tế tính đến quý 3 năm nay chỉ đạt 1.9% bằng một nửa tốc độtăng trưởng của quý trước đó. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bảnlại cho rằng việc điều chỉnh sau một thời gian dài kinh tế Nhật Bản tăng trưởngmạnh mẽ là điều bình thường.
Tuynhiên, cuộc họp báo của Thốngđốc Haruhiko Kuroda vẫn gây được sự chu ý bởi sự xuất hiệncủa hai vấn đề nóng lần đầu tiên được thảo luận: Ngân hàng Trung ương châu Âu bấtngờ cắt giảm lãi suất và nhận xét của bà Janet Yellen về chính sách kích thíchkinh tế Mỹ. Hai sự kiện này đã gây tác động mạnh mẽ lên tỷ giá hối đoái của đồngYên, chìa khóa nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.
Bêncạnh đó, cũng đã xuất hiện sự chia rẽ trong Hội đồng quản trị BOJ về việc liệumục tiêu lạm phát 2%/ năm trong hai năm sắp tới có thể được đảm bảo. Nếu Thốngđốc Kurodabày tỏ nghi ngờ về mục tiêu này, BOJ rất có thể sẽ nới lỏng thêm chính sách tiềntệ nhằm đáp ứng cam kết của mình.
Cácnhà kinh tế học thì cho rằng mục tiêu lạm phát 2% là không khả thi, trong điềukiện các nền kinh tế khác cũng đã đi chệch khỏi kịch bản dự báo lạc quan từ đầunăm của BOJ.
“Họsẽ có những biện pháp nới lỏng thêm trong quý 3 sang năm”, kinh tế trưởng côngty chứng khoán Mizuho ông YasunariUeno chobiết.
Theokịch bản của BOJ, sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản có thể phải đối mặt với nhữngrủi ro nếu nhu cầu từ các thị trường nước ngoài không tăng lên vào mùa xuân, thờiđiểm tiêu dùng trong nước sẽ bị ảnh hưởng từ việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp.Tuy nhiên, cũng có vài dấu hiệu đáng khích lệ. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đãgiảm ít hơn mức dự kiến 2.4% trong quý 3, trong bối cảnh các thị trường mới nổicũng đang gặp khó khăn.
Vàothứ 4 tới, Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ công bố những số liệu kinh tế mới nhất.
Nguồn Dân Việt