Bloomberg: Việt Nam đang chiến thắng trong chiến tranh thương mại
Kinh tế mới nổi lợi dài hạn nhiều hơn thiệt hại ngắn hạn
Các nhà kinh tế thường hay nói rằng không ai thắng trong một cuộc chiến thương mại. Chúng ta sẽ sớm biết xem họ có đúng không. Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp dụng mức thuế đối với một loạt sản phẩm Trung Quốc, Trung Quốc đã áp đặt các khoản thuế trừng phạt đối với một số hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ để trả đũa các mức thuế Mỹ đối với thép và nhôm.
Các công ty, công nhân và người tiêu dùng từ cả hai nước hầu như chắc chắn sẽ bị tổn thương trong một cuộc xung đột như vậy. Mặt khác, điều này có thể tạo ra những chiến thắng lớn ở những nơi khác trong thế giới đang phát triển.
Trên bề mặt, những biện pháp thương mại của chính quyền Trump có thể là một thảm hoạ cho các nước khác ở Châu Á. Một đòn giáng nặng và xuất khẩu của Trung Quốc có thể lan truyền qua các chuỗi cung ứng trải dài khắp khu vực, lây đi cơ hội tăng trưởng và việc làm ở các nền kinh tế khác.
Đồng thời, một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể gây ra một cuộc chiến kinh tế tiếp diễn khác - cuộc chiến giữa Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh về nhân công giá rẻ trong các thị trường xuất khẩu toàn cầu. Đối với nhiều nền kinh tế mới nổi, lợi ích lâu dài có thể nhiều hơn hơn những thiệt hại ngắn hạn.
Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, từ lâu đã là điểm đến của sự lựa chọn của các công ty Mỹ và Châu Âu muốn tìm nguồn gia công và sản xuất ở nước ngoài, đặc biệt là hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như quần áo, giày dép và điện tử. Tuy nhiên, khi tiền lương của nhà máy ở Trung Quốc tăng lên mức cao nhất ở các nước Châu Á mới nổi, thì các nước đang phát triển khác với chi phí thấp hơn đã bắt đầu lấy bớt đầu tư và công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa và thúc đẩy tăng trưởng ở những nước này.
Ví dụ, các nhà sản xuất hàng may mặc và điện tử đã bắt đầu đa dạng hóa sản xuất sang các nước như Việt Nam và Ấn Độ. Việt Nam đã được hưởng một sự bùng nổ xuất khẩu, dứng đầu là các ngành mà Trung Quốc thường chiếm ưu thế, bao gồm quần áo và điện thoại di động. Wistron của Đài Loan, nổi tiếng về việc lắp ráp thiết bị của Apple ở Trung Quốc, đang mở rộng hoạt động lắp ráp tại Ấn Độ.
Cho đến bây giờ, Trung Quốc đã duy trì được một số lượng đáng ngạc nhiên ngành sản xuất cấp thấp bằng cách bù đắp chi phí cao với cơ sở hạ tầng tốt hơn và mạng lưới cung cấp đáng tin cậy và rộng hơn. Các nước nghèo hơn không thể tận dụng được lợi thế nhân công giá rẻ nhiều như họ muốn. Ví dụ, mặc dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và Ấn Độ vào Mỹ đã tăng lên vào năm ngoái, nhưng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vẫn còn lớn hơn nhiều, với lượng hàng hóa trị giá gần 39 tỷ USD vào năm 2017.
Việt Nam là người chiến thắng
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Các công ty Mỹ phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, như các thương hiệu điện tử và các nhà bán lẻ, sẽ bị buộc phải thiết kế lại chuỗi cung ứng của họ xung quanh các biểu thuế quan. Các công ty đa quốc gia và nhà cung cấp của họ sẽ tìm kiếm các cơ sở thay thế bên ngoài Trung Quốc; một số có lẽ sẽ rời khỏi đại lục để đến những nơi có chi phí sản xuất rẻ hơn.
Đây là tin xấu cho Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đang cố gắng nâng cấp sản xuất sang sản phẩm tiên tiến hơn nhưng nước này vẫn dựa vào các nhà máy giá rẻ để tuyển dụng nhiều lao động có trình độ thấp. Việc sản xuất hàng may mặc và điện tử chuyển ra các nước khác sớm bao nhiêu, thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đối mặt để thúc đẩy đổi mới và tạo ra những ngành công nghiệp xuất khẩu mới công nghệ cao sớm bấy nhiêu.
Chúng ta vẫn chưa biết ngành xuất khẩu nào của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế của ông Trump, vì vậy tác động tới các nhà máy của Trung Quốc là khó dự đoán. Và ngay cả khi cả hai tránh được cuộc đối đầu kéo dài, mối đe dọa về những xung đột thương mai dai dẳng giữa 2 nước có thể làm giảm niềm tin của các công ty Mỹ ở Trung Quốc như một trung tâm sản xuất, khiến đẩy nhanh nhu cầu đa đang hóa sản xuất sang các nước khác.
Tuy nhiên, người thất bại thực sự trong tất cả những điều này có thể là chính sách thương mại của Trump. Mặc dù một số nhà máy sản xuất ở Trung Quốc có thể "trở về" với Mỹ, phần lớn các cộng ty Mỹ sẽ không làm việc này. Ngành lắp ráp vốn cần nhiều lao động như vậy sẽ đơn giản là một điều nằm ngoài suy nghĩ của các công ty vì chi phí lương ở Mỹ là rất cao. Điều đó có nghĩa là mong muốn giảm thâm hụt thương mại của ông Trump có thể chỉ giống như là một trò chơi Whac-a-Mole (tạm dịch là trò chơi “đâp chuột chũi”). Khi giảm thâm hụt với Trung Quốc, các công ty sẽ chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác mà không quay về Mỹ.
Thật vậy, điều đó đã xảy ra. Vì Việt Nam đã trở nổi lên như một nước đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã tăng lên 38 tỷ USD năm ngoái, gấp ba lần so với năm 2011. Trong một thế giới sản xuất toàn cầu, thuế quan có thể không bao giờ đạt được mục tiêu của họ.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết chỉ số môi trường kinh doanh (DB 2017) của Việt Nam tăng 14 bậc lên mức 68/190. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cũng tăng xếp hạng năng lực cạnh tranh (GCI 2017) 5 bậc lên 55/137, và theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII 2017) tăng 12 bậc lên 47/127...
Môi trường kinh doanh cuả Việt Nam sẽ còn cải thiện hơn nữa. Khi trong một hội nghị quốc tế gần đây, Thủ tướng cũng nhắc lại rằng chính phủ Việt Nam có ý định cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 15-17% từ 20-22%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng để cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, nhằm làm cho Việt Nam trở thành một trong những môi trường cạnh tranh và thuận lợi nhất trong các nước ASEAN".