Đông Nam Á có thể sớm cần một "Kế hoạch B" để đối phó với lạm phát thấp. Ảnh: TT.

 
Kim Anh Thứ Sáu | 20/12/2019 11:50

Bloomberg: Đông Nam Á có thể sớm cần một "Kế hoạch B" để đối phó với lạm phát thấp

Lạm phát tại khu vực Đông Nam Á vẫn ở mức thấp, điều này đã đẩy các Ngân hàng Trung ương trong khu vực vào “thế khó”...

Theo chia sẻ của Shaun Roache, Chuyên gia kinh tế Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) của S&P, tại Singapore, tỷ lệ lạm phát vẫn nằm dưới các mục tiêu của Ngân hàng Trung ương trong năm 2020. “Các nhà hoạch định chính sách có thể sớm phải suy nghĩ về việc sử dụng các công cụ khác ngoài lãi suất để đạt được các mục tiêu chính sách của họ”, ông nói.

Ông Shaun Roache chia sẻ thêm “Câu chuyện sẽ nhanh chóng chuyển sang 'Kế hoạch B'. Đó có thể là sự kết hợp giữa việc truyền tải các thông điệp chính sách, công cụ lãi suất và nới lỏng định lượng, điều này sẽ diễn ra ngay cả ở một thị trường mới nổi như Thái Lan," ông nói trong email. "Và đây có thể là câu chuyện lớn của năm 2020."

Các Ngân hàng Trung ương ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm 2019 khi triển vọng tăng trưởng xấu đi. Một số nước có kế hoạch nới lỏng thêm nữa chính sách tiền tệ vào năm 2020. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải cân bằng với các rủi ro ổn định tài chính và tiền tệ.

Dư địa cho việc thực thi các chính sách ở Thái Lan đang thu hẹp nhanh chóng. Ngân hàng Trung ương Thái Lan, vốn giữ nguyên lãi suất chuẩn trong tuần này ở mức 1,25%, đã gặp khó trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 1% - 4% trong bối cảnh đồng tiền nước này lên giá mạnh. Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự kiến sẽ thu hẹp biên độ lạm phát mục tiêu, ở mức 1% -3%, theo Standard Chartered.

Tại Indonesia, các nhà hoạch định chính sách sẽ giảm mục tiêu lạm phát xuống còn 2% -4% vào năm 2020, từ mức 2,5% -4,5% trong năm 2019. Phó Thống đốc Ngân hàng Indonesia, Destry Damayanti cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng nền kinh tế này đã phải chấp nhận một chuẩn mực mới, về lạm phát thấp trong lịch sử.

“Việc tăng trưởng ở mức thấp sẽ khiến các quốc gia không tận dung hết năng lực dư thừa, khiến áp lực tăng giá suy yếu”, ông Roache nói.

►Lạm phát trở thành thách thức lớn cho chính sách tiền tệ năm 2020

►Khi chính sách tiền tệ của nước Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc

Nguồn Bloomberg