Black Friday và những lầm tưởng dịp săn hàng giảm giá
Đối với các tín đồ săn hàng giảm giá, dịp lễ mua sắm Black Friday là cơ hội để mua được những món đồ với giá tốt nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả đều theo đúng nghĩa này, không ít người đang lầm tưởng về Black Friday. Dưới đây là một số lầm tưởng về Black Friday ở Mỹ - một trong những ngày lễ mua sắm lớn nhất thế giới
1. Black Friday bắt đầu vào thứ 6, ngay sau lễ Tạ ơn
Thực tế, ngày lễ mua sắm Black Friday hàng năm bắt đầu vào ngày lễ Tạ ơn (ngày thứ 5 cuối cùng của tháng 11thay vì ngày thứ 6 cuối cùng), thậm chí có thể sớm hơn.
2. Các hãng bán lẻ dự trữ và đưa ra cực nhiều sản phẩm giảm giá
Doorbuster (hàng giảm giá sốc) là những sản phẩm được các hãng bán lẻ niêm yết giá cực thấp để hấp dẫn người mua. Tuy nhiên, hầu hết, số lượng hàng hóa này thực tế rất hạn chế và chỉ một vài khách hàng đầu tiên mới mua được.
3. Những mẫu hàng giảm giá mạnh chỉ có sẵn ở cửa hàng
Mặc dù hàng giảm giá thường được quảng cáo rất sớm để thu hút người tiêu dùng đến với cửa hàng, nhưng do cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng bán lẻ, vài năm gần đây, các hãng bán lẻ cho phép đặt mua qua mạng.
Thống kê từ năm trước cho thấy, 70% các sản phẩm trong ngày hội mua sắm được bán cả trên mạng với giá bằng tại cửa hàng hoặc thậm chí thấp hơn. Do các hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon cũng niêm yết ngang với mức giá cực thấp của các hãng bán lẻ như Best Buy, Target, Wal-Mart, nên nhiều hãng chịu sức ép quảng cáo hàng giảm giá qua mạng càng sớm càng tốt.
4. Đến các gian hàng vào ngày Black Friday rất nguy hiểm.
Theo dõi tin tức vào các buổi tối về ngày Black Friday, người ta sẽ thấy các vụ ẩu đả, các băng nhóm tội phạm … Nhưng may thay, hầu hết người mua sắm sẽ không bao giờ phải chứng kiến những tình huống như vậy. Chỉ có điều, người mua hàng sẽ có cảm giác bị quay hình suốt một thời gian dài chờ vào mua, đối mặt với đám đông và những gian hàng đôi khi lộn xộn.
5. Món hàng mua vào dịp Black Friday luôn có mức giá hời nhất
Black Friday là thời điểm hiếm hoi cho các tín đồ mua sắm, tuy nhiên, không phải món hàng nào mua dịp này cũng cho mức giá tốt nhất. Có một số mặt hàng nên để mua sau như quần áo mùa đông, bởi mặt hàng này thường giảm mạnh từ tháng 1. Trong khi đó, một số món hàng có giá không đổi dù trước hay sau. Như vậy, khách hàng cần nghiên cứu thật kỹ, xem mình thực sự cần gì và khả năng tài chính ra sao.
6. Các hãng bán lẻ không cạnh tranh về giá giảm trong dịp Black Friday
Amazon có thể coi là “cơn ác mộng” của các hãng bán lẻ truyền thống bởi họ luôn đưa ra mức giá thấp hơn nhiều vào dịp Black Friday. Kết quả là, những hãng bán lẻ như Best Buy, Home Depot và Meijer buộc xoay sở để cạnh tranh với giá khuyến mãi của Amazon.
7. Tất cả các mặt hàng đều được in trên quảng cáo của Black Friday
Ai cũng muốn mua được những món hàng giảm giá “bí mật”, do đó các hãng bán lẻ ngay từ dịp Lễ tạ ơn sẽ công bố danh sách bổ sung các mặt hàng giảm giá không có trong danh sách đưa ra trước đó.
Hơn nữa, một số nhà bán lẻ thậm chí còn cạnh tranh giá bằng cách thông báo giảm giá thêm vào phút cuối. Do đó, người mua sắm ngoài theo dõi danh sách hàng giảm giá công bố trước đó thì vẫn nên theo dõi thêm các mặt hàng khác giảm giá vào cuối dịp lễ.
8. Quảng cáo “rò rỉ” ra ngoài thường đúng
Trước kia, những bí mật quảng cáo về Black Friday bị rò rỉ ra ngoài đúng là bản scan quảng cáo mà sau đó được đăng tải trên mạng cho khách hàng xem xét và cân nhắc trước ngày hội mua sắm. Nhưng hiện nay, các cửa hàng “tiết lộ” những quảng cáo đó một cách có chiến lược để tối đa lợi nhuận.
9. Nên đến đến Apple Store để mua hàng giảm giá dịp Black Friday
Có thể bạn thấy người mua đổ xô đến các cửa hàng của Apple (Apple Store), nhưng thực tế ngày hội mua sắm của Apple thường trong nhóm tệ nhất. Thông thường, họ chỉ giảm giá đến 10% cho một số thiết bị. Năm ngoái, thay vì giảm giá, họ tặng quà khuyến mại là thẻ quà tặng Apple
10. Hàng thiết kế và xa xỉ không bán giảm giá
Black Friday là dịp để mọi người có thể chọn mua được các sản phẩm với mức giá thấp hơn so với thông thường. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nhà sản xuất hàng xa xỉ đã phá vỡ nguyên tắc truyền thống là “bỏ qua” Black Friday. Tuy nhiên, thay vì khuyến mại bằng chính thương hiệu của mình, họ để các đại lý ủy quyền làm công việc này.
11. Hàng giảm giá mua ở nước ngoài dịp Black Friday, bạn có thể trả lại
Các cửa hàng bán lẻ thường có xu hướng thắt chặt chính sách đổi trả hàng dịp Black Friday, do đó người mua khó có thể trả lại món hàng đã mua. Một số hãng bán lẻ tuy nhiên sẽ áp dụng chính sách chỉ cho đổi trả với điều kiện có thẻ thanh toán của họ. Một số khác thậm chí theo dõi lịch sử đổi trả hàng và sẵn sàng liệt những khách hàng này vào “danh sách đen”.
15. Thông tin thẻ tín dụng sẽ được đảm bảo an toàn
Không may là cách duy nhất để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân trong dịp mua sắm này là thanh toán bằng tiền mặt – điều mà không phải ai cũng muốn. Do đó, để tránh bị mất cắp dữ liệu, tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp đề phòng khi mua hàng trực tuyến như thay đổi mật khẩu, theo dõi sát thông tin sao kê, …
Nguồn DVO/Bellinghamherald