Thứ Tư | 18/12/2013 16:06

Biểu tình và khủng hoảng chính trị ở Ukraina theo dòng thời gian

Sau khi tổng thống Ukraina bỏ không ký hiệp định hợp tác EU, biểu tình nổ ra trên phố Kiev, cho tới khi nước này ký hiệp định với Nga.

Đây là dòng thời gian về cuộc khủng hoảng chính trị đã manghàng vạn người xuống đường ở Kiev. Họ phản đối chính sách của ông Yanukovich đãquay ngược 180 bỏ đàm phán với EU để quay lại với Nga.

21/11: Kiev đột ngột tuyên bố ngưng đàm phán hợp tác vàthương mại với EU sau nhiều năm đàm phán cẩn thận. Kiev chọn cách hồi sinh quanhệ kinh tế với Moscow, đồng minh cũ từ thời Xô-viết. Đám đông vài trăm người đãtập hợp ở quảng trường Độc lập trung tâm thủ đô để phản đối.

22/11: lãnh đạo phe đối lập ở trong tù, bà Tymoshenko thúc dụcngười Ukraina xuống đường phản đối việc rời bỏ định hướng EU. Moscow buộc tội Brussels đã tống tiền Ukraina.

24/11: Khoảng 100.000 người tập hợp ở Kiev để chống lại việctừ bỏ con đường EU, cuộc biểu tình lớn nhất ở Ukraina trong gần một thập kỷ.

25/11: cảnh sát Ukraina lần đầu tiên từ khi biểu tình diễnra dùng tới bạo lực, bắn hơi cay vào người biểu tình. Brussels nói thỏa thuận vớiUkraina vẫn còn đàm phán được, và thể hiện “rất không hài lòng” với việc họ gọilà áp lực không chấp nhận được lên Kiev từ phía Moscow.

29/11 hội nghị thượng đỉnh EU ở Vilnius, thủ đô Lít-va, tổngthống Yanukovich không ký hiệp định hợp tác.

30/11 Đêm hôm đó cảnh sát chống bạo động đã tiến vào quảngtrường độc lập để giải tán biểu tình. Tổng thống Yanukovich nói “bất bình sâu sắc”với bạo lực của cả hai bên.

Việc dùng bạo lực chống đám đông là điểm thay đổi với nhiềungười Ukraina. Cuộc biểu tình bắt đầu với mục tiêu ủng hộ EU giờ chuyển thànhbiểu tình toàn diện chống chính quyền Yanukovich.


1/12: khoảng 350.000 người tập hợp ở Kiev để biểu tình đã cóxung đột với cảnh sát. Đám đông chiếm đóng Quảng trường Độc lập và biến nóthành trại lều. lãnh đạo phe đối lập kêu gọi tổng thống từ chức.

2/12: Ngân hàngTrung ương Ukraina can thiệp để nâng giá đồng tiền quốc gia lần đầu tiên từ khidiễn ra biểu tình. Người biểu tình chặn các đường vào văn phòng làm việc củachính phủ.

3/12: Yanukovichđi Trung Quốc. Tổng thống ký các hiệp định sẽ mang về 8 tỉ USD đầu tư. Trong nướcchính phủ vượt qua được một đợt bỏ phiếu không tín nhiệm trong quốc hội. Ngoạitrưởng Mỹ John Kerry nói các nhà lãnh đạo Ukraina nên lắng nghe quần chúng.

4/12: Ngân hàngTrung ương can thiệp lần thứ 2. Các quan chức cao cấp của EU bắt đầu thăm cuộcbiểu tình ở quảng trường. Thủ tướng Mykola Azarov nói người biểu tình sẽ bị trừngphạt nếu họ vi phạm luật. Moscow phê bình người biểu tình và nói phương Tâykhông nên can thiệp vào Ukraina.

6/12: Yanukovichtổ chức đối thoại bất thường với tổng thống Putin về “quan hệ hợp tác chiến lược”ở Sochi.

8/12: Khoảng800.000 người tập hợp ở Kiev. Một tượng Lenin bị kéo đổ.

11/12: Cảnh sátchống bạo động tiến vào trại biểu tình đầu giờ sáng, xung đột với người biểutình nhưng sau rút đi. Nhà Trắng lên án bạo lực, và các nghị sĩ Mỹ bàn về cácbiện pháp trừng phạt. Phó Bộ trưởng Ngoại giao Victoria Nulah là quan chức caocấp nhất của Mỹ tới thăm quảng trường.

13/12: Cuộc gặp mặttrực tiếp đầu tiên giữa tổng thống Yanukovich với phe đối lập không mang lại độtphá trong khủng hoảng.

14/12: Hàng vạnngười Ukraina biểu tình cùng lúc với phe ủng hộ Yanukovich tổ chức tập hợp lựclượng ở Kiev.

15/12: EU tạmngưng đàm phán với Ukraina về hiệp định. Khoảng 200.000 người biểu tình ở Kiev.

17/12: Yanukovichvà Putin đối thoại ở Moscow, cuộc gặp lần thứ hai từ khi biểu tình diễn ra. Pheđối lập tổ chức một cuộc biểu tình nữa vào tối hôm đó ở Kiev.

Gói cứu trợ của Nga dành cho Ukraina gồm có việc đồng ý mua15 tỉ USD trái phiếu Ukraina và giảm giá gas Nga bán cho nước này khoảng 1/3giá.

Nguồn Reuters


Sự kiện