Biểu tình tạm ngưng cho cuộc đấu chính trị Thái Lan
Quân đội thảo luậnchuyện can thiệp
Các tướng lĩnh hàng đầu sẽ thảo luận về chuyện có nhận gặp mặtPDRC của ông Suthep để nghe trình bày về đề xuất cải tổ chính trị của phe biểutình hay không.
Các thành viên lãnh đạo PDRC đã kêu gọi gặp mặt với các tướnglĩnh cấp cao vào 8 giờ tối ngày thứ năm để thảo luận.
Thoạt tiên người đứng đầu quân đội tướng Prayuth Chan-ochanói với tờ Bangkok Post là lãnh đạo quân đội sẽ không chấp nhận yêu cầu gặp mặtcủa PDRC.
Nhưng sang thứ năm phát ngôn viên của quân đội Đại táWinthai cho biết vấn đề cần thảo luận kỹ hơn. Ông không cho biết quân đội có đồngý với đề nghị gặp mặt của PDRC không.
Biểu tình tạm ngưng
Ngày thứ năm 12/12, hoạt động biểu tình nhìn chung tạm ngưngở Bangkok. Không có nhiều hoạt động lớn tổ chức như các ngày trước.
Ngoại lệ là tổ chức NSPRT tập hợp trước Văn phòng Chính phủ .Họ đã ra tối hậu thư cho lực lượng cảnh sát bảo vệ tòa nhà phải rút lui tronghôm thứ năm. Đầu giờ sáng, thanh niên đã cắt bỏ hàng rào dây thép gaiquanh Văn phòng Chính phủ. Sau đó họ cắt điện vào một phần tòa nhà.
Cảnh sát vẫn tập hợp bên trong Văn phòng Chính phủ và khôngxung đột với người biểu tình ở bên ngoài. Đã có cảnh báo người biểu tình khôngđược phép vào bên trong. Cảnh sát cũng không dùng tới hơi cay.
Truy tố về tội giếtngười sau đàn áp biểu tình 2010
Hôm thứ năm 12/12 cựuThủ tướng Thái ông Abhisit Vejjajiva bị truy tố về tội giết người có liên quantới việc quân đội đàn áp đẫm máu biểu tình Bangkok năm 2010.
Dưới thời chính quyền ông Abhisit hơn 90 người chết và gần1.900 người bị thương trong các cuộc đụng độ trên phố Bangkok. Năm 2010 ngườibiểu tình áo đỏ phần lớn là không vũ khí đã xung đột với lực lượng an ninh bắnđạn thật.
“Tòa án đã chấp nhận xử kiện” theo phát ngôn viên của văn phòng tổng chưởng lý. Công tố viên buộc tội Abhisit và cựu phó thủ tướng của ôngSuthep Thaugsuban vì đã ra lệnh cho phép để dẫn đến giết người và cố ý mưu sátcủa lực lượng an ninh.
Từng được đào tạo ở Oxford, ông Abhisit nhấn mạnh mình vô tộivà nói các cáo buộc nhằm vào ông mang động cơ chính trị.
Ông Suthep không dự phiên tòa hôm thứ năm cũng sẽ phải đối mặtvới tội giết người. Ông đã yêu cầu tòa án tạm ngưng để ông lãnh đạo phe biểu tình chống lại thủ tướngYingluck, một hành động khiến ông chịu thêm lệnh truy nã vì nổi loạn.
Tháng 12 này cũng sẽ tổ chức phiên tòa xét xử 24 lãnh đạophe Áo Đỏ về tội khủng bố liên quan tới hoạt động biểu tình 2010 nói trên.
Chính phủ bà Yingluck Shinawatra tháng 11 đưa ra một dự luậtân xá nhằm xóa bỏ các tội trạng liên quan tới hoạt động biểu tình chính trị. Đợtbiểu tình vừa qua được kích động do phe áo vàng cho rằng dự luật đó sẽ mở đườngxóa tội cho ông Thaksin, hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài. Nếu được xóa tộiông có thể về nước và tham gia trực tiếp vào chính trường Thái Lan, một viễn cảnhphe đối lập muốn ngăn chặn bằng được. Dự luật cuối cùng cũng bị bác bỏ và phảimất thời gian lâu mới có thể đưa ra lần nữa.
Tổng tuyển cử sắp diễnra
Biểu tình đã tạm lắng sau khi thủ tướng Yingluck Shinawatratuyên bố giải tán hạ nghị viện và chuẩn bị bầu cử mới vào đầu tháng 2 năm 2014. Chính phủ hiện tại sẽlà chính quyền lâm thời (caretaker) cho tới sau bầu cử.
Phe đối lập, các nghị sĩ đảng Dân chủ đã từ chức hôm chủ nhậtvì cho rằng không thể tiếp tục làm việc với bà Yingluck. Cho tới nay đảng Dânchủ vẫn chưa nói có tham gia đợt bầu cử tới hay không.
Trong hai thập kỷ qua đảng Dân chủ chưa từng thắng đa số ghếnghị sĩ một lần nào.
Đảng cầm quyền Vì Nước Thái tuyên bố sau cuộc bầu cử tớiđây, họ vẫn sẽ chọn bà Yingluck Shinawatra làm ứng cử viên thủ tướng.
Tháng 12 cũng chứng kiến sự trở lại chính trường của các nghịsĩ bị án phạt cấm tham gia chính trị. Cựu thủ tướng Somchai Wongsawat và các thànhviên đảng PPP sau khi trở lại đã gia nhập đảng Vì Nước Thái. Ông Somchai dự kiếnsẽ tham gia tranh cử hạ nghị viện lần này.
Nguồn Tổng hợp từ Bangkok Post