Một hội chợ truyền thống ở Nhật Bản. Ảnh: AFP.

 
Minh Duy Thứ Năm | 25/11/2021 11:24

Biến thể Delta "tự hủy diệt", Nhật Bản có số ca COVID-19 mới thấp nhất.

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, hôm 24/11 báo cáo 5 ca nhiễm mới nCoV - mức thấp nhất trong năm và không ghi nhận thêm ca tử vong vì COVID-19.

Theo chính quyền Tokyo, số ca nhiễm nCoV trung bình hàng ngày tuần này ở thành phố là 14,3 ca, giảm so với con số 21,1 ca tuần trước. Hôm 22/11, Tokyo cũng chỉ báo cáo thêm 6 ca nhiễm.

The Japan Times, Tokyo ghi nhận 8 bệnh nhân mắc COVID-19 đang nguy kịch, không thay đổi với một ngày trước đó. Thành phố báo cáo thêm ca tử vong vì đại dịch trong 24 giờ qua.

Ca nhiễm nCoV mới tại các khu vực khác ở Nhật Bản như Hokkaido và Osaka lần lượt là 14 và 13 ca, trong khi Aichi và Fukuoka đều ghi nhận thêm 12 ca nhiễm.

Theo WorldOmeters, Nhật Bản trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 113 ca nhiễm nCoV, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên hơn 1,7 triệu. Số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này tăng thêm hai ca, nâng tổng số người chết lên hơn 18.300.

Vào tháng 8/2021, số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản đạt đỉnh điểm với hơn 25.000 ca/ngày - Ảnh: Reuters.
Vào tháng 8/2021, số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản đạt đỉnh điểm với hơn 25.000 ca/ngày - Ảnh: Reuters.

Nhật Bản từng đứng trên bờ vực COVID-19 hồi tháng 7, song giờ đây chứng kiến đà giảm số ca nhiễm đáng kinh ngạc, đến mức các chuyên gia hồi tháng 10 còn "không thể hiểu nổi" nguyên nhân.

Ngoài những yếu tố như đeo khẩu trang và giãn cách, vốn trở thành thói quen ăn sâu trong xã hội Nhật Bản, nhiều học giả nhận định thành tựu tiêm chủng là một trong những nguyên nhân giúp ca nhiễm tại nước này giảm nhanh. Nhật đã tiêm chủng cho gần 80% dân số.

Số ca COVID-19 mới ngày càng thấp của Nhật tương phản với nhiều quốc gia khác trong khu vực dù những nước này có tỉ lệ tiêm chủng cao tương tự như Nhật. 

Thông tin tích cực về dịch COVID-19 ở Nhật Bản được công bố trong bối cảnh các nhà khoa học vừa đưa ra giả thuyết về khả năng biến thể Delta "tự hủy diệt" ở Nhật. Lý thuyết này giải thích cho sự sụt giảm sâu, đột ngột của những ca nhiễm biến thể Delta ở đất nước 125 triệu dân. 

Nghiên cứu mới của Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản cho thấy chủng Delta đã tự đẩy mình đến "sự tuyệt chủng tự nhiên" với một số đột biến khiến virus không thể tự nhân bản. 

Nhật Bản ở trong tình trạng cảnh giác cao độ kể từ khi bắt đầu đại dịch, đặc biệt sau khi biến thể Delta có khả năng lây truyền cao lan tới nước này trong năm 2021. 

Theo lý thuyết biến thể Delta "tự hủy diệt" do Giáo sư Ituro Inoue đưa ra, biến thể Delta chỉ đơn giản là tích lũy quá nhiều đột biến ở protein sửa lỗi của virus là nsp14. Chuyên gia di truyền học Nhật Bản cho rằng, Delta đã phải vật lộn để sửa chữa các lỗi và cuối cùng gây ra hiện tượng “tự hủy diệt”.

Có thể bạn quan tâm:

Vaccine “phân hóa” tăng trưởng Đông Nam Á