Thứ Tư | 18/12/2013 10:44

Ben Bernanke và những bài học từ Đại suy thoái 1929-1933

Những quan điểm và ám ảnh từ cuộc Đại suy thoái trước đó đã khiến cho Chủ tịch Fed Ben Bernanke luôn theo đuổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng để giải quyết khủng hoảng năm 2008.
Ben Bernanke sắp bước vào buổi họp của Ủy nam Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào thứ 4 tuần này.
Ben Bernanke bước vào buổi họp tháng 12 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).

Nếu không có gì thay đổi thì Ben Bernanke - chủ tịch đương nhiện của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang "viết" những chương cuối cùng tại cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quyền lực nhất thế giới. Nhưng đọc lại những gì ông đã thực sự viết trong cuốn sách của mình, người ta mới nhận ra vì sao Bernanke lại theo đuổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng mạnh mẽ như vậy.

Thật may mắn cho nền kinh tế Mỹ là trong cuộc khủng hoảng năm 2008, người điều hành Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính là Bernanke - người đã có thời gian dài nghiên cứu và rút ra nhiều bài học sâu sắc từ ngày thứ 5 đen tối vào tháng 10 năm 1929.

Khi còn làm trưởng khoa kinh tế tại đại học Princeton (New Jersey), Bernanke đã có nhiều nghiên cứu về những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed trong thời kì diễn ra cuộc khủng hoảng năm 1930 và những phản ứng chính sách sai lầm đối với khủng hoảng tín dụng sau sự bùng nổ của bong bóng năm 1929. Gần như tất cả suy nghĩ của ông về cuộc khủng hoảng này được trình bày trong cuốn sách xuất bản năm 2000 với nhan đề "Essays on the Great Depression".

Trong một bài phát biểu vào ngày 2/3/2004 tại hội nghị H.Parker Willis do đại học Washington và đại học Lee tại Lexington (Virginia) tổ chức, Bernanke đã phát biểu về khoảng thời gian tồi tệ trên trong quá khứ, đồng thời ông cũng nói về những phản ứng chính sách trong tương lai: "Bằng cách để cho cung tiền và mức giá liên tục sụt giảm, vào cuối những năm 1920 và 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã làm cho nền kinh tế Mỹ nền kinh tế của nhiều quốc gia khác mất ổn định nghiêm trọng trong thời kì của chế độ bản vị vàng".

Do sản lượng thực tế và giá cả, cung tiền đã giảm khoảng 1/3 tại Mỹ từ năm 1929 đến năm 1933. Những quốc gia theo trường phái chính thống trong thời kỳ khủng hoảng 1929-1933 luôn hướng tới việc bảo vệ hàm lượng vàng trong tiền tệ của mình, cũng chính là những quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, đó là Pháp và Bỉ, Bernanke nhấn mạnh. Trong khi Anh và các nước Bắc Âu lại linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ và trở thành các quốc gia hồi phục nhanh nhất từ khủng hoảng. Và Trung Quốc với sự hạ giá đồng nội tệ cũng đã thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng hơn.

Bernanke cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng ngân hàng trong sự sụp đổ chung của nền kinh tế. Ông kêu gọi các ngân hàng trung ương nên lo lắng và hành động để ngăn chặn sự sụp đổ của các tổ chức tín dụng và tài chính, trong khi đó nhiều quan chức của Fed cho rằng, thất bại ngân hàng trong những năm 1930 đã khởi đầu cho quá trình tái cơ cấu ngành tài chính-ngân hàng một cách lành mạnh.

Nhận thức được những sai lầm trong cuộc Đại suy thoái trước đó, Bernanke đã vứt bỏ các quy tắc chính thống và bảo thủ thường được áp dụng. Thay vào đó là chính sách nới lỏng định lượng (QE), vừa cung cấp tín dụng cho hệ thống tổ chức tín dụng và ngân hàng, vừa tránh khỏi sai lầm đã mắc phải trong Cuộc Đại suy thoái trước đó.

Đều khoảng 5 năm sau khủng hoảng nhưng kinh tế Mỹ dưới sự điều hành của Fed dưới thời Ben Bernanke đã nhanh chóng phục hồi về mức đỉnh trước khủng hoảng so với Fed trong những năm 1930. (Nguồn: Financial Times)
Đều khoảng 5 năm sau khủng hoảng nhưng sản xuất công nghiệp của Mỹ với sự điều hành của Fed dưới thời Ben Bernanke đã phục hồi về mức đỉnh trước khủng hoảng nhanh chóng hơn hẳnso với Fed trong những năm 1930. (Nguồn: Financial Times)

Không chỉ lĩnh vực ngân hàng, dưới thời của Bernanke, khu vực sản xuất công nghiệp của Mỹ cũng hồi phục sau khủng hoảng rõ nét hơn hẳn so với thời điểm những năm 1930.

Khi nhiều người còn tranh cãi nhau rằng cách điều hành của Bernanke có đang tạo ra một bong bóng tài chính khổng lồ mới hay không, thì rõ ràng cách điều hành của ông phản ánh một nhận thức sâu sắc từ những bài học rút ra từ sự kiện đầu thế kỉ XX để sang thế kỉ XXI này, ít nhất người ta không phải chứng kiến Cuộc Đại suy thoái lần hai xuất hiện trong lịch sử.

Nguồn Tâm Vũ/Dân Việt


Sự kiện