Chủ Nhật | 28/10/2012 11:06

Bầu cử tổng thống Mỹ là thảm họa cho kinh tế toàn cầu?

Những vấn đề trong bầu cử tổng thống tại nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể tác động lớn tới kinh tế toàn cầu trong bối cảnh nhiều khó khăn.
Hãy tưởng tượng cuộc chiến tranh giành vị trí tổng thống giữa ông Barack Obama và ông Mitt Romney có thể mất nhiều ngày hay thậm chí nhiều tuần để giải quyết sẽ gây ra chuyện gì cho kinh tế toàn cầu. Nguy cơ có thể được đánh giá bằng cách nhìn lại những gì diễn ra trong giai đoạn bầu cử năm 2000.

Thế giới đã cười cợt khi Tòa án tối cao Mỹ được yêu cầu đưa ra quyết định liệu những lá phiếu bị thủng tại Floria có nên được tính vào kết quả kiểm phiếu cuối cùng tại tiểu bang này. Tòa án đã mất một tháng để đưa ra phán quyết rằng các lá phiếu tranh chấp đó không nên được tính và mang lại lợi thế cho ông George W. Bush.

Các thị trường tài chính có thể đủ khả năng để xem xét đánh giá trong năm 2000 bởi ngân sách liên bang Mỹ khi đó thặng dư, internet vẫn chưa can thiệp hủy hoạt sự sáng tạo của các doanh nghiệp phương Tây và Trung Quốc chỉ xếp thứ 6 trong danh sách thu nhập thế giới, sau Pháp. Không phải bây giờ. Không cần tới 1 tháng, chỉ cần 1 tuần chậm trễ cũng sẽ thử thách kiên nhẫn của tất cả mọi người. Mỹ chắc chắn thoát khỏi những vấn đề tín dụng lớn sau khi giải quyết bế tắc giữa Quốc hội và Nhà Trắng về trần nợ gần như đã gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu lần thứ hai năm ngoái.

Nhận thức muộn màng đắt giá cho thấy trường hợp của Bush và Gore đánh dấu sự khởi đầu của suy giảm Mỹ. Lựa chọn con đường kiện tụng, các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ đã làm hài lòng các nhà lý luận mưu mô trên cơ sở lập luận vượt qua những cử tri dễ dao động của họ. Điều này, đổi lại, thúc đẩy xu hướng tư duy đảng phái cục bộ nhỏ lẻ ở cả hai phía.

Trong 12 năm sau cuộc bầu cử thú vị đó, chúng ta thấy người dân Mỹ lừa chính mình mỗi lần họ lên kế hoạch rằng điều họ đang nghĩ là sức mạnh quân đội và kinh tế. Iraq và các khoản thế chấp dưới chuẩn là những ví dụ cho thấy các sử gia sẽ thực hiện vai trò của mình trong sự bùng nổ của thâm hụt ngân sách Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu tiên.

Mỹ liên tục đưa lời kêu gọi sai lầm cho 3 vấn đề lớn trong thế kỷ 21 - cuộc đấu tranh giữa mở và đóng các đoàn thể xã hội, tương lai của chủ nghĩa tư bản và sự mong manh của môi trường - bởi khăng khăng theo đuổi tham vọng nhanh chóng sửa chữa.

Một mối liên hệ trực tiếp có thể thấy từ cú sốc và sự sợ hãi chống lại Saddam Hussein của ông Bush với cách sử dụng máy bay không người lái tấn công mục tiêu khủng bố bằng điều khiển từ xa của ông Obama; từ việc Bush cắt giảm thuế cho người giàu với khẳng định của Obama rằng tầng lớp trung lưu có được cắt giảm thuế của riêng họ khi ngân sách thâm hụt, và từ sự chối bỏ dựa trên đức tin với biến đổi khí hậu của ông Bush với sự bất động theo thăm dò ý kiến của ông Obama.

Romney không thể quá vỡ chu kỳ từ chối của Mỹ bởi ông chạy đua trên giả định sai lầm rằng ngoại lệ Mỹ tiếp tục. Hãy tin tưởng tôi, ông nói, tôi có kinh nghiệm kinh doanh. Nhưng ông đã thổi phồng cái giá để bước vào Nhà Trắng với chiến dịch phá kỷ lục chi tiêu trong khi hạ thấp giá trị của tranh luận chính trị. Ông đề xuất mức cắt giảm thuế nghiêng về phía những người có thu nhập cao nhưng không nói rõ sẽ loại bỏ chương trình giãn thuế nào để trả cho nó.

Obama về phần mình lại để việc công bố chương trình hành động cho nhiệm kỳ thứ hai tới hai tuần cuối cùng. Các ứng cử viên thống nhất với kịch bản rằng ngân sách có thể cân bằng mà không cần tới yêu cầu đóng thêm thuế từ tầng lớp trung lưu, và/hoặc nguồn thu ít hơn từ chính phủ. Họ thuyết giảng Trung Quốc, chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, từ vị thế thâm hụt.

Ngay cả người Hy Lạp cũng không mơ hồ khi xem vấn đề của mình là chỉ duy nhất do sai lầm của việc Đức thao túng đồng euro.

Để công bằng với Mỹ, châu Âu, Anh và thậm chí Australia cũng góp phần vào sự huyễn hoặc rằng phương Tây có thể quay trở lại bình thường nếu có thể tìm thấy một kẻ nhận tội từ những thành phần cực đoan hay tinh hoa của xã hội. Ý tưởng rằng sự ổn định có thể khôi phục bằng cách trừng phạt cán bộ công chức, những người mẹ đơn thân hay những người có thu nhập cao hơn và doanh nghiệp lớn hơn được nhắc đi nhắc lại khắp các nước giàu có phát triển thân Mỹ.

Tại châu Âu, trò chơi đổ tội thậm chí vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Trong khi người Đức nhấn mạnh một cách đúng đắn rằng Hy Lạp và Tây Ban Nha phải chấp nhận nghĩa vụ đối với những khoản nợ xấu của chính họ, cái giá tỷ lệ thất nghiệp rõ ràng là không thể chấp nhận được từ phương diện đạo đức và nền kinh tế xấu rõ ràng. Các khoản nợ không thể được hoàn trả trong suy thoái, chưa nói gì tới suy thoái toàn cầu.

Bốn năm sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, phương Tây vẫn còn hoang mang. Thử nghiệm bãi bỏ quy định tài chính lớn chuyển nợ từ chính phủ sang các hộ gia đình đã kết thúc với việc chính phủ lún sâu hơn vào nợ nần và các hộ gia đình quay trở lại thắt chặt hầu bao.

Trước khi việc bãi bỏ bắt đầu từ đầu những năm 1980, thâm hụt ngân sách Mỹ ở mức khoảng 6% GDP, với mức thu 17,5% và chi là 23,5%. Ở đáy khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, thâm hụt ngân sách cao gần gấp đôi con số đó, tương đương 10,1% GDP, khi mức thu toàn hệ thống thuế thấp hơn với chỉ 15,1% và chi tiêu chính phủ nhiều hơn với 25,2%.

Tổng nợ liên bang Mỹ là 34,7% khi Bush và Gore ra tòa năm 2000. Năm nay, con số này là 74,2% GDP và vẫn đang tăng. Lần duy nhất tăng trong lịch sử Mỹ là giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Các thị trường tài chính có thể bào chữa cho tình trạng tê liệt tại châu Âu nếu hệ thống chính trị Mỹ đang chia sẻ cùng con đường hồi phục với kinh tế. Nhưng trong khi hai đảng Cộng hòa và Dân chủ coi nhau như kẻ thù thực sự, không có gì có thể đảm bảo rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ở sau lưng chúng ta.

Điều tốt nhất có thể hy vọng là rằng hai ông Obama và Romney nhận ra bức tranh lớn hơn và các đảng cho phép người thắng làm việc mà không có sự đe dọa bế tắc nào nữa.

Nguồn Khampha/The Australian


Sự kiện