Bầu cử Pháp vòng 2: Lá bài cuối của ông Sarkozy
Một thăm dò dư luận khác của Viện nghiên cứu TNS dự báo rằng, kếtquả của chủ nhật tới sẽ kết thúc với phần thắng rõ ràng nghiêng hẳn về Hollande với 53,3%, trongkhi số phiếu bầu cho Sarkozy chỉ vào khoảng 46,5 %. Sau cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hìnhgiữa hai ứng cử viên hôm thứ 4 vừa qua, mặc dầu phe ủng hộ Sarkozy hy vọng sẽ tạo ra bước ngoặc,nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia sẽ rất khó để cân bằng khoảng cách 7% như hiện nay.
Trong một tình thế dầu sôi lửa bỏng, nhiều người đặt câu hỏi liệu lá bài cuối cùng- lá bài "vịthế nước Pháp"- có còn giúp đương kim chủ trì điện Élysée tại vị thêm một nhiệm kỳ 5 năm.Trình làng với thế giới năm 2007, Sarkozy và nội các của ông nhắm đến mục tiêu khẳng định lại vaitrò và tầm ảnh hưởng xứng đáng cho nước Pháp.
Trước Sarkozy, liên minh Đại Tây Dương, mà chủ yếuthông qua quan hệ với Mỹ, đang trở xấu vì tranh cãi về cuộc chiến tại Irag. Ở tầm châu lục, sự bácbỏ của Pháp đối với cuộc trưng cầu dân ý EU năm 2005, khiến nước nay từ một đầu tàu của hội nhập,trở thành một thành viên nép sát bên lề. Chưa kể những dùng dằn của nước này về vai trò, cũng nhưphương thức tổ chức của NATO.
Vị thế toàn cầu của Pháp vẫn hiện hữu thông qua việc sợ hữu một trongnăm ghế Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, qua vai trò lãnh đạo của Cộng Đồng Pháp Ngữ, qua liên minhNATO nhưng cảm nhận về vai trò nước Pháp trong lẫn ngoài châu Âu đang dịch chuyển.
Sarkozy là người mang lại làn gió mới. Khẳng định lại chính sách Đại Tây Dương, ông được đánhgiá là "người thiên về quan hệ Đại Tây Dương nhất trong bất cứ tổng thống nào của Đệ ngũ Cộng Hòa".Kêu gọi tinh thần tranh đấu của người dân Libya và phát động cuộc không chiến, tổng thống PhápSarkozy một mặt muốn muốn đánh thức tinh thần cách mạng của chính công dân nước mình. Tự do - Bìnhđẳng - Bác ái, khẩu hiệu trên ngọn cờ cách mạng Pháp 1789 dù có lúc âm ỉ, có lúc lắng đọng, nhưngluôn là máu, là linh hồn của mỗi công dân xứ này. Một mặt, tổng thống Pháp muốn khẳng định mình nhưmột lãnh đạo sẽ đưa tinh thần và linh hồn đất nước trở lại vũ đài toàn cầu. Và Libya không phải làtrường hợp duy nhất. Người ta chắc vẫn còn nhớ hình ảnh một Sarkozy mạnh mẻ và xông sáo không kémtrong cương vị chủ tịch Hội Đồng châu Âu 2008 đóng vai trò cầu nối trong cuộc xung đột Nga-Gruzia.
Khi EU lâm vào cơn khủng hoảng, thì cặp đôi Sarkozy-Merkel lại xuất hiện như những người thuyềntrưởng. Cụm từ cặp bài trùng "Merkozy" (từ viết ghép tên của hai người) trở thành tít chính của cácbài xã luận.
Từ giải quyết vấn đề nợ công Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đến nghị trình ổn địnhkhu vực đồng euro, qua đó tiến hàn những cải cách mang tính thể chế-chính trị cho cả khu vực EU,chắc từ thời Helmuth Schmidt- François Mitterrand đến giờ người ta mới lại chứng kiến một liên minhĐức-Pháp dựa trên quan hệ cá nhân giữa hai nguyên thủ chặt chẽ (ít nhất là về mặt hình thức) đếnnhư vậy.
Các bất đồng và tương phản vẫn tồn đọng, và nhiều người thậm chí còn cho rằng mối quan hệĐức-Pháp đang xấu đi dưới thời Sarkozy-Merkel, nhưng khẳng định "sự trở lại của nước Pháp ở châuÂu" của Sarkozy chưa bao giờ rõ ràng hơn như thế.
Là một người chưa từng kinh qua chức Bộ trưởng, và được biết nhiều đến như một chính khách kỷtrị, Hollande không sỡ hửu được tài sản chính trị đồ sộ về đối ngoại như Sarkozy. Năm 2008, ứng cửviên Obama cũng chạy đua chức tổng thống Mỹ với bề dầy kinh nghiệm về chính sách đối ngoại khiêmtốn, nhưng dành chiến thắng, khi ưu tiên nước Mỹ lúc đó là việc làm và kinh tế. Trong bối cảnh nướcPháp gần như tương tự với nợ công và suy trầm ám ảnh, liệu lá bài cuối của Sarkozy có còn đất dụngvõ vào chủ nhật này?
Nguồn Tuần Việt Nam/Vietnamnet