Bất ổn chính trị đe dọa hoạt động đầu tư ở Thái Lan
Udom Wongviwatchai, Tổng thư ký ban Đầu tư Thái Lan (BOI), nói: “Chúng tôi bắtđầu nhận thấy ảnh hưởng của bất ổn chính trị. Giới đầu tư trì hoãn các kếhoạch, chờ đợi viễn cảnh tươi sáng hơn tại Thái Lan”.
Thái Lan đã không có quốc hội kể từ đầu tháng 12/2014 khi Thủ tướng YingluckShinawatra kêu gọi bầu cử để xoa dịu nhóm người biểu tình buộc bà phải từ chức.Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu vào ngày 2/2/2014 đã bị gián đoạn bởi các cuộc chốngđối và sau đó bị tòa án hủy bỏ. Đến nay, Thái Lan vẫn chưa tiến hành cuộc thămdò nào khác. Hiện tại, chính phủ lâm thời điều hành đất nước với quyền lực hạnchế, khiến các nhà đầu tư băn khoăn không biết khi nào nước này mới ổn định trởlại.
Thanomsri Fongarunrung, chuyên gia kinh tế học tại công ty Phatra Securities,nhận định, nếu không có chính phủ chính thức nắm đầy đủ quyền lực trong tay thìniềm tin của các nhà đầu tư sẽ giảm xuống. Hoạt động đầu tư tư nhân sẽ vẫn bịđình trệ.
Việc BOI trì hoãn xét duyệt các kế hoạch sẽ là mối lo ngại đối với giới đầutư. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất củacác nhà đầu tư thì họ có thể sẽ chuyển hướng sang các nước khác.
Monthol Junchaya, trưởng bộ phận đầu tư của quỹ One Asset Management, nhậnxét: “Khoảng trống chính trị kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranhcủa Thái Lan trong dài hạn vì các công ty nước ngoài dường như không thể đợilâu hơn nữa. Có thể họ sẽ tìm địa điểm khác để đầu tư thay vì Thái Lan”.
Ông Udom cho biết, số đơn xin đầu tư giảm 58% xuống 63,1 tỷbaht (tương đương với 1,94 tỷ USD) trong 2 tháng đầu năm 2014. BOI phải nhậnđược sự đồng ý của chính phủ trước khi thông qua bất kỳ kế hoạch lớn nào.
Ông Udom nói: “Chúng tôi vẫn đang đợi phản hồi chính thức từ Văn phòng củaHội đồng nhà nước – cơ quan cố vấn lập pháp của chính phủ. Tính đến nay, mớichỉ có dấu hiệu tích cực là hội đồng BOI mới sẽ đi vào hoạt động trong vòng 3tháng tới”.
Cáccuộc đụng độ đã khiến niềm tin tiêu dùng giảm mạnh vào tháng 2, đánh dấu tháng giảm thứ 11 liên tiếp; đồng thời,khiến Bộ tài chính cắt giảm mục tiêu tăng trưởng xuống 3 lần ở 2,6%.
Kyoichi Tanada, chủ tịch tập đoàn Toyota ở Thái Lan, khẳngđịnh rằng, mặc dù các nhà đầu tư mới có thể xem xét lại kế hoạch đầu tư vàoThái Lan hay thậm chí cả những công ty vốn đang hoạt động trên đất nước này cũngsẽ cảm thấy ngần ngại trong việc mở rộng sản xuất.
Ông Udom chia sẻ: “Tính đến nay, vẫn chưa có nhà đầu tư nào rút lui hoặcchuyển hướng sang các nước khác. Họ hiểu tình hình chính trị ở đây và vẫn gắngchờ đợi. Đối với những nhà đầu tư mới, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích cho họhiểu”.
Thái Lan vẫn được xem là một điểm thu hútđầu tư với vịtrí trungtâm, chuỗi cung ứng mạnh mẽ, lực lượng lao động có tay nghề và vật tư nông nghiệp phong phú. Hầu hết các dự án đã được BOI phêduyệt đều liên quan đến xuất khẩu, và sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu nội địa giảm.
Ông Udom nói: “Vấn đề là, bất ổn chính trịsẽ còn kéo dài trong bao lâu nữa. Nếu tình hình này kéo dài không quá một nămthì các nhà đầu tư có thể điều chính kế hoạch của họ. Còn không, thì đây sẽ trởthành vấn đề rất lớn đối với Thái Lan”.
Nguồn Dân Việt/ Bloomberg