Trong cùng thời gian, số lượng tài sản văn phòng được bán đã giảm 18,3% và số tiền thu được từ các giao dịch đó giảm 20,2%. Ảnh: Getty Images.

 
Mỹ Quyên Thứ Sáu | 25/08/2023 17:19

Bất động sản văn phòng tại Trung Quốc đón bão

CBRE ước tính rằng giá trị bất động sản văn phòng tại các thành phố cấp 1 của Trung Quốc đã giảm từ 15-20% kể từ năm 2018.

Các tòa nhà văn phòng độc nhất của Trung Quốc ngày càng trống trải khi các doanh nghiệp đau đầu tìm cách giảm chi phí thuê, trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà phục hồi không như kỳ vọng.

Mặc dù việc cắt giảm chi phí của các công ty là hoàn toàn hợp lý trong thời buổi khó khăn, nhưng cũng có nguy cơ khiến lĩnh vực bất động sản Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, cũng như khiến các ngân hàng toàn cầu phải hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Á.

"Hoạt động bắt đầu giảm nhiệt trở lại trong quý II, giá thuê và việc cho thuê sẽ liên tục gặp áp lực", Soho China, chủ sở hữu các tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh và Thượng Hải, cho biết, sau khi vừa báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm giảm 93% xuống còn 13,61 triệu nhân dân tệ (1,89 triệu USD). 

Diện tích sàn trống tăng cao

 

Theo công ty dịch vụ bất động sản Savills, nhiều người thuê văn phòng hạng A ở Thượng Hải lựa chọn chấm dứt hợp đồng thuê hơn là ký tiếp hợp đồng trong quý kết thúc vào tháng 6, lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 2015. 

Ông Huang Libei, người sở hữu một doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm và đồ uống, cho biết đã chuyển văn phòng của mình ra khỏi quận Xujiahui của Thượng Hải vào tháng 2 sau khi chủ mặt bằng tăng tiền thuê lần đầu tiên sau 6 năm. Với nhu cầu thấp và đồng nhân dân tệ yếu hơn ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình, ông đã chọn một địa điểm cách đó vài km có giá rẻ hơn 16%, với chi phí vào khoảng 50.400 nhân dân tệ (6.974 USD) một tháng.

Công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản CBRE cho biết “giá thuê tại các thành phố cấp 1 của Trung Quốc đại lục sẽ giảm hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục giảm”. 

Ông Henry Chin, Trưởng bộ phận nghiên cứu của CBRE tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết: “Vì sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc chậm hơn dự kiến, nên nhiều người thuê còn lưỡng lự trước khi ký hợp đồng thuê mới”. 

CBRE ước tính rằng giá trị bất động sản văn phòng tại các thành phố cấp 1 của Trung Quốc đã giảm từ 15-20% kể từ năm 2018.

Thách thức đối với các chủ cho thuê là những người thuê doanh nghiệp ở Trung Quốc đang tìm cách cắt giảm chi phí khi nguồn cung văn phòng tăng lên. Trong bảy tháng đầu năm, số lượng tòa nhà văn phòng hoàn thành đã tăng 22% so với năm 2022, đạt 11,64 triệu mét vuông tính đến cuối tháng 7, Cục Thống kê Quốc gia báo cáo.

 

Trong cùng thời gian, số lượng tài sản văn phòng được bán đã giảm 18,3% và số tiền thu được từ các giao dịch đó giảm 20,2%. Tính đến cuối tháng 7, hơn 47,6 triệu m2 diện tích văn phòng chưa bán được, tăng 21,9% so với một năm trước.

Ông Ou Haijing, Phó Giám đốc điều hành của Ủy ban đầu tư bất động sản Yuexiu niêm yết tại Hồng Kông, cho biết sự cạnh tranh về khách thuê văn phòng ngày càng gay gắt khi nguồn cung mới đổ bộ vào thị trường. Yuexiu REIT đã phản ứng bằng cách rút ngắn các hợp đồng thuê nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp hơn, ông Jiang Yongjin, Giám đốc quan hệ nhà đầu tư của tập đoàn, cho biết.

Trong số các thành phố hàng đầu của Trung Quốc, Thâm Quyến và Quảng Châu, trung tâm của các công ty sản xuất và công nghệ cao, hoạt động tương đối tốt hơn, ông James MacDonald, trưởng bộ phận nghiên cứu Trung Quốc của Savills tại Thượng Hải, cho biết. 

Trong khi đó, các nhà đầu tư, cả nước ngoài và trong nước, đang giữ khoảng cách với bất động sản văn phòng. Trong quý II, tổng đầu tư của công ty vào không gian văn phòng Trung Quốc là 1,9 tỉ USD, con số thấp nhất kể từ quý cuối cùng của năm 2018, theo MSCI Real Assets.

Trong số đó, 1,7 tỉ USD đến từ các nhà đầu tư trong nước và 200 triệu USD từ các khu vực khác thuộc châu Á- Thái Bình Dương. MSCI cho biết, loại trừ các công ty mua các tòa nhà để sử dụng riêng, không có giao dịch văn phòng nào liên quan đến các nhà đầu tư tổ chức ở Bắc Mỹ hoặc châu  u trong hai năm qua.

Theo MSCI, tổng khối lượng giao dịch bất động sản thương mại, bao gồm các giao dịch về văn phòng, công nghiệp, bán lẻ, khách sạn, căn hộ và nhà ở cao cấp, đã giảm 37% so với một năm trước xuống còn 14,2 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm.

Có thể bạn quan tâm: 

Ấn Độ chuẩn bị cấm xuất khẩu đường lần đầu tiên sau 7 năm

Nguồn Nikkei Asia