Người Mỹ chọn Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, những loại thuốc tiên tiến dựa trên công. Ảnh: Bloomberg.

 
Phùng Mỹ Thứ Sáu | 23/04/2021 08:55

Bất bình đẳng về vaccine khiến tất cả các quốc gia đều thua cuộc

Tổ chức Y tế Thế giới đang kêu gọi các quốc gia hợp tác và đảm bảo việc phân phối vaccine COVID-19 một cách công bằng trên toàn cầu.

Khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ tạm dừng sử dụng vaccine Johnson & Johnson, nhiều điểm tiêm chủng chỉ đơn giản là chuyển sang dùng những vaccine khác của Pfizer-BioNTech và Moderna. Đối với Mỹ, đó hầu như chỉ là một cú hích thần tốc trong quá trình triển khai vaccine.

Nhiều lo ngại về các loại vaccine

Theo Bloomberg, tin tức này gây ảnh hưởng nặng nề hơn ở châu Phi, nơi những lo ngại về các trường hợp đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

“Mọi người, đặc biệt là những người đã tiêm phòng, cảm thấy như bị lừa theo một cách nào đó. Họ thắc mắc: Làm cách nào để loại bỏ vaccine trong cơ thể mình?”, Bác sĩ – Nhà khoa học hành vi Precious Makiyi ở Malawi. 

Theo bác sĩ Precious Makiyi, “những gì đã xảy ra đã đưa chúng tôi trở lại con số 0”. 

Các hộp vaccine COVID-19 của Moderna được chuyển trong phòng đông lạnh tại nhà máy Teva Pharmaceutical Industries ở Kfar-saba, Israel ngày 13.1. Ảnh: Bloomberg.
Các hộp vaccine COVID-19 của Moderna được chuyển trong phòng đông lạnh tại nhà máy Teva Pharmaceutical Industries ở Kfar-saba, Israel ngày 13.1. Ảnh: Bloomberg.

Kịch bản của J&J một lần nữa nói về vận may khác nhau đáng kể của các quốc gia nghèovà già u nhất thế giới. Những quốc gia đang trên đường đạt được “khả năng miễn dịch cộng đồng”, trong khi các nền kinh tế mới nổi dự kiến ​​sẽ không tiêm phòng cho hơn một phần tư dân số của họ vào cuối năm nay. Một số nước nghèo nhất thậm chí còn chưa bắt đầu việc tiêm chủng. Việc Mỹ, Anh, Canada và một số quốc gia giàu có khác đã mua gần một nửa nguồn cung cấp vaccine hiện có cũng chẳng ích gì.

 

Cựu Tổng thống Pháp François Hollande đã gọi sự bất công bằng là “một tình trạng chính trị và đạo đức không thể chịu đựng nổi”, cũng như “sự vô nghĩa về kinh tế”. Ông nằm trong nhóm 175 cựu lãnh đạo thế giới và người đoạt giải Nobel kêu gọi Mỹ đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 để làm tăng tỉ lệ tiêm chủng toàn cầu.

Lẽ thường tình, các chính phủ ở khắp mọi nơi có nhiệm vụ chăm sóc dân số của chính họ. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây do Phòng Thương mại Quốc tế ủy quyền kết luận rằng việc phân bổ không đồng đều lượng vaccine có thể tước đi 9.200 tỉ USD của nền kinh tế thế giới.

Các nước giàu bị tổn thương vì đại dịch làm mất đi nhu cầu về hàng hóa và nguồn cung cấp các bộ phận sản xuất của họ. Nhưng sự ích kỷ của họ gây ra rủi ro lớn hơn. Bởi lẽ, virus lưu hành càng lâu, càng có nhiều khả năng các biến thể sẽ phát triển để lấn át các loại vaccine hiện có. Điều này làm bùng phát đại dịch và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.

Mất cân bằng trên toàn cầu vì việc sử dụng vaccine

Hiện tại, đại dịch đã không để lại sức mạnh hủy diệt hoàn toàn đối với các nền kinh tế mới nổi. Mặc dù, những làn sóng mới của virus vẫn đang tấn công một số quốc gia, nhưng tốc độ tăng trưởng đang quay trở lại các nền kinh tế mới nổi nói chung. 

Tại Brazil, thảm họa COVID-19 làm hàng nghìn người chết mỗi ngày. Ảnh: AFP.
Tại Brazil, thảm họa COVID-19 làm hàng nghìn người chết mỗi ngày. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, sự phục hồi này không đồng đều ở các quốc gia. Châu Phi không đủ khả năng để “lớn mạnh” với các biện pháp kích thích. Và sự phục hồi gần như không bù đắp cho sự tăng trưởng đã mất.

Trong khi đó, American Airlines đã bay với 80% công suất khi Mỹ sẵn sàng cho một mùa hè "chói chang". Phó giám đốc điều hành đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - ông Geoffrey Okamoto nói rằng: “Mọi người đang nói ầm ầm về những năm 20 và để cánh cửa bay khỏi nền kinh tế Mỹ. Nhưng thực tế phũ phàng là đối với các nước nghèo nhất, họ thể nhận được vaccine cho đến tận năm sau”.

Sự phục hồi toàn cầu mất cân bằng nghiêm trọng sẽ kéo dài sự đau khổ của con người và làm hằn sâu vết sẹo lâu dài ở các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất thế giới. Khi tiền đổ về Mỹ với dự đoán bùng nổ người tiêu dùng sau đại dịch, các quốc gia mới nổi đang chuẩn bị cho việc tăng lãi suất.

Thế giới đã bước vào một kỷ nguyên đại dịch mới, một viễn cảnh ảm đạm chỉ có thể vượt qua bởi cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu đang gia tăng. Nếu COVID-19 là một bài kiểm tra về việc thế giới sẽ xích lại gần nhau như thế nào để đối phó với những mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn, thì nhân loại đã thất bại một cách vô vọng.

Trong số những điểm đáng chú ý nhất hiện nay là vaccine J&J và AstraZeneca chất đống trên các kệ thuốc ở châu Phi, bị xa lánh bởi những người nghèo đang cảnh giác về một “sự phản bội khác” của phương Tây.

Trong khi đó, người Mỹ chọn Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, những loại thuốc tiên tiến dựa trên công nghệ mới, phần lớn nằm ngoài tầm với của người nghèo trên thế giới. 

Có thể bạn quan tâm:

► Để chiến thắng trước COVID-19 không còn phụ thuộc vào vaccine