Thứ Sáu | 15/06/2012 08:06

Basel III sẽ phá hủy các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn trong thực thi chuẩn Basel III về tăng vốn dự phòng ngân hàng và bị hạn chế tăng trưởng kinh tế.
Trong một báo cáo được đưa ra hôm 10/6 bởi nhóm các doanh nghiệp B20, các chủ ngân hàng và doanh nhân từ các nền kinh tế mới cảnh báo những quy định trong hiệp ước Basel III về vốn và tính thanh khoản, được thiết kế dành cho các tổ chức của Mỹ và châu Âu, không phù hợp với các nền kinh tế mới nổi và các nước này sẽ gặp không ít khó khăn để thực hiện.

Giám đốc điều hành của Standard Chartered kiêm đồng chủ tịch nhóm B20, Peter Sands cho biết những quy định về tính thanh khoản, rủi ro đối tác và tài chính thương mại sẽ làm giảm nguồn cung và tăng chi phí tín dụng của các nền kinh tế mới nổi.

"Những cải cách đó là điều mà châu Âu và Mỹ cần làm. Tuy nhiên, một vài trong số đó sẽ gây ra những hậu quả không lường và thực sự nguy hiểm với một số nước trên thế giới, nơi có hệ thống tài chính kém phát triển hơn," ông Sands nói.

Nhóm B20 đưa ra một ví dụ, hiệp ước Basel III có quy định "tỷ lệ bảo hiểm thanh khoản" (LCR), trong đó yêu cầu các ngân hàng nắm giữ các tài sản, song những tài sản này sẽ dễ dàng bị bán đi trong trường hợp khủng hoảng nổ ra. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng năng nề với các nước đang phát triển, nhóm B20 khẳng định.

Bên cạnh đó, quy định LCR kêu gọi các ngân hàng nắm giữ các trái phiếu doanh nghiệp  và chính phủ chất lượng cao. Tuy nhiên, những trái phiếu dạng này lại khá hiếm hoi tại những nước có thị trường vốn non trẻ và gần như không bao giờ có tại các nước theo quy tắc tài chính Hồi giáo.

Tương tự, đồng chủ tịch B20 kiêm chủ tịch của Grupo Financiero Banorte, Guillermo Ortiz lập luận rằng hiệp ước Basel III đưa ra những quy định phạt thiếu công bằng  về rủi ro đối tác đối với các ngân hàng thuộc thị trường mới nổi.

Các ngân hàng phương Tây có thể tự bảo hiểm rủi ro của họ bằng cách mua các giao dịch hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) từ đối tác. Tuy nhiên, các giao dịch CDS lại không có sẵn tại các doanh nghiệp và ngân hàng thuộc thị trường mới nổi.

Nghiên cứu của ngân hàng Tây Ban Nha BBVA phát hiện ra rằng cổ phiếu vốn và dự trữ thanh khoản tăng 20% có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thị trường mới nổi giảm 3%, trong khi đối với kinh tế toàn cầu là 2%.

B20 cũng làm dây lên lo ngoại răng các ngân hàng châu Âu sẽ đổ khoảng 2 tỷ euro vào tài sản để đáp ứng các quy định của Basel III. Điều đó đồng nghĩa các tài sản sẽ bị kéo ra khỏi các thị trường đang phát triển, làm giảm cạnh tranh và tăng chi phí tín dụng.

Hiện tại, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đang cân nhắc thay đổi quy định về LCR, bao gồm các lụa chọn thay thế cho trái phiếu chính phủ.

Nguồn FT/DVT


Sự kiện