Bão trên thế giới sẽ ngày càng mạnh hơn
Hải Yến (Haiyan) có thể là cơn bão mạnh nhất từ trước tới naytừng đổ bộ vào đất liền. Nhưng theo các chuyên gia, với việc các đại dương ngày càngấm lên, sức mạnh của các cơn bão cũng tăng lên không ngừng.
Khi bão Hải Yến, được biết tới ởPhilippines với tên Yolanda, lao vào các đảo Samar và Leyte lúc 4h40 sáng sau khi đã tăngtốc trên hành trình dài hơn 1.000km dọc theo Thái Bình Dương, trung tâm cảnh báo JTWC củaHải quân Mỹ đặt ở Honolulu đã tính toán rằng tốc độ gió mạnh nhất của nó có lúctăng lên tới 380 km/h.
Tốc độ này khiến Hải Yến là cơn bãonhiệt đới mạnh thứ 4 từng được ghi nhận và có thể là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộvào đất liền. Cơn bão đã tàn phá nghiêm trọng đất Philippines dọc trên đường đi cóchiều rộng tới 40km của nó, khiến ít nhất 10.000 người có thể đã chết.
Tăng sức mạnh vì biểnấm?
Theo chính quyền Philippines các cơn bãotấn công nước này đã ngày càng mạnh hơn. "Các cơn bão vào Philippines đang ngày càngmạnh hơn, đặc biệt là kể từ những năm 1990" - Romulo Virola, lãnh đạo Ủy ban dữ liệuthống kê quốc gia nói - "Từ năm 1947 tới năm 1960, cơn bão mạnh nhất tấn công chúng tôilà Amy trong tháng 12/1951, với tốc độ gió cao nhất được ghi nhận là 240km/h ở Cebu.
Từnăm 1961 tới năm 1980, Sening là cơn bão nắm kỷ lục với tốc độ gió cao nhất 275km/htrong tháng 10/1970. Trong 20 năm kế tiếp, tốc độ gió cao nhất được ghi nhận bởi cácbão Anding và Rosing là 260km/h.
Tại thiên niên kỷ hiện nay, tốc độ gió cao nhất đã tăngvọt lên 320km/h, ghi nhận trong bão Reming hồi tháng 12/2006. Nếu chuyện này xảy ra dothay đổi khí hậu, chúng ta cần chuẩn bị cho những cơn bão mạnh hơn trong tươnglai".
Tình trạng ấm dần lên của các đại dươngnhiều khả năng dẫn tới ít cơn bão nhiệt đới hơn. Nhưng nếu xuất hiện chúng sẽ ngàycàng mạnh hơn. Ít nhất đây là quan điểm của các khoa học gia tới từ một ủy ban liênbộ của Anh phụ trách việc ra báo cáo đặc biệt về tình hình thời tiết khắc nghiệttrong năm nay. "Tốc độ gió tối đa trong các cơn bão nhiệt đới nhiều khả năng sẽ tăng lênhoặc chí ít là không thay đổi" - báo cáo nói.
Có một lượng kỷ lục 7 cơn bão lớn đãxuất hiện dọc theo khu vực Tây Thái Bình Dương, chỉ riêng trong tháng 10 năm nay. Kỷ lụcnày đã đánh bại kỷ lục 6 cơn bão xuất hiện trong 1 tháng hồi năm 1989. Gần 1/3 số bãonhiệt đới của thế giới hình thành tại Tây Thái Bình Dương và phần lớn di chuyển vềphía Tây tới Philippines, khu vực đất liền đầu tiên chúng đổ bộ. Trong mùa bão bìnhthường, chỉ có từ 3-4 cơn bão hình thành.
Ngoài Tây Thái Bình Dương, các khu vựckhác cũng hứng một số cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua. Tháng trước, bão Phailin,với tốc độ gió tới 260km/h, buộc 500.000 người ở các bang Orissa cùng Andhra Pradesh củaẤn Độ phải đi sơ tán. Mùa bão trên Đại Tây Dương đã hoạt động yếu ớt trong năm 2013.Tuy nhiên, hồi tháng 9 vừa qua, Manuel đã trở thành một trong những cơn bão tồi tệ nhấttấn công Mexico, gây thiệt hại kinh tế tới 4 tỷ USD.
Đầu năm nay, Tổ chức Khí tượng Thếgiới tính toán rằng bão nhiệt đới đã sát hại gần 170.000 người trong năm 2000 - 2010và ảnh hưởng hơn 250 triệu người, gây thiệt hại kinh tế tới 380 tỷ USD.
Nguồn Thể thao Văn hóa