Thứ Sáu | 26/10/2012 17:06

Báo động mức nợ công tại các nước đang phát triển

Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 67 Vuk Jeremic cảnh báo mức nợ hiện nay của các nước đang phát triển là không thể chấp nhận được.
Ngày 25/10, chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Vuk Jeremic tuyên bố các nước phát triển phải nỗ lực thực hiện những cam kết tài chính của họ đối với các nước đang phát triển và cảnh báo mức nợ hiện nay của các nước đang phát triển là không thể chấp nhận được.

Phát biểu trước một hội nghị về cuộc khủng hoảng nợ công và tái cơ cấu do Diễn đàn phát triển và thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) tổ chức tại trụ sở ở New York ngày 25/10, Chủ tịch Vuk Jeremic bày tỏ những quan ngại của thể chế đa phương lớn nhất toàn cầu này về khả năng quản lý nợ của các nước nghèo, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái.

Ông cho biết, một số kết luận trong các nghiên cứu gần đây của UNCTAD thực sự đáng lo ngại. Các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng của các nước đã sử dụng phần lớn các khoản dự trữ được tạo ra trong thập kỷ trước suy thoái. Do đó các nước khó có thể khôi phục năng lực so với trước đây và tình hình có thể trở thành thách thức nghiêm trọng cho một số nước thành viên.

Hội nghị của UNCTAD, mang tên "Sự kiện đặc biệt của Ủy ban 2 thuộc Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc: Cuộc khủng hoảng nợ công và tái cơ cấu", nhằm tái khởi động các cuộc thảo luận về cách xử lý của các chủ nợ và con nợ trong bối cảnh vỡ nợ công.

Chỉ ra các giải pháp khả thi, chủ tịch Jeremic nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác Nam-Nam và yêu cầu các nước phát triển tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước nợ để đối phó với các khó khăn do nợ gây nên. Ông khẳng định các nước phát triển cũng phải nỗ lực thực hiện các cam kết với các nước đối tác.

Ngoài việc kêu gọi Liên Hợp Quốc và các nền kinh tế lớn trên thế giới cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, chủ tịch Jeremic đề nghị hội nghị thành lập một cơ quan tư vấn để kết nối Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế khác nhau cũng như các nhóm không chính thức, kể cả nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20).

Phát biểu trước một hội nghị về cuộc khủng hoảng nợ công và tái cơ cấu do Diễn đàn Phát triển vàthương mại của Liên hợp quốc (UNCTAD) tổ chức tại trụ sở ở New York ngày 25/10, Chủ tịch Đại Hộiđồng Liên hợp quốc khóa 67 Vuk Jeremic bày tỏ những quan ngại của thể chế đa phương lớn nhất toàncầu này về khả năng quản lý nợ của các nước nghèo, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu bị suythoái.

Ông cho biết, một số kết luận trong các nghiên cứu gần đây của UNCTAD thực sự đáng lo ngại. Cácbiện pháp ngăn chặn khủng hoảng của các nước đã sử dụng phần lớn các khoản dự trữ được tạo ra trongthập kỷ trước suy thoái. Do đó các nước khó có thể khôi phục năng lực so với trước đây. Và tìnhhình có thể trở thành thách thức nghiêm trọng cho một số nước thành viên.

Hội nghị của UNCTAD, mang tên "Sự kiện đặc biệt của Ủy ban 2 thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc: Cuộckhủng hoảng nợ công và tái cơ cấu", nhằm tái khởi động các cuộc thảo luận về cách xử lý của các chủnợ và con nợ trong bối cảnh vỡ nợ công.

Chỉ ra các giải pháp khả thi, Chủ tịch Jeremic nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác Nam-Nam vàyêu cầu các nước phát triển tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước nợ để đối phó với các khó khăndo nợ gây nên. Ông khẳng định các nước phát triển cũng phải nỗ lực thực hiện các cam kết với cácnước đối tác.

Ngoài việc kêu gọi Liên hợp quốc và các nền kinh tế lớn trên thế giới cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa,Chủ tịch Jeremic đề nghị hội nghị thành lập một cơ quan tư vấn để kết nối Đại Hội đồng Liên hợpquốc với các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế khác nhau cũng như các nhóm không chính thức,kể cả nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20).

Nguồn Vietnam+


Sự kiện