Ông Maduro, tổng thống Venezuela đang cầm trong tay thỏi vàng. Ảnh: Pulitzer Center.
Bán vàng có phải là cứu cánh của Ý hay Venezuela?
Vàng có phải là cứu cánh?
Hầu hết chúng ta đều có một vài đồng xu rơi ở phía sau ghế sofa. Chỉ những kẻ ngốc nghĩ rằng họ có thể giải quyết nỗi lo tiền bạc của mình bằng cách lấy chúng để xài, David Fickling, chuyên gia của Bloomberg, nhận định.
Mặc dù vậy, đó chính xác là những gì mà các chính trị gia ở Venezuela và Ý đang suy ngẫm vào lúc này. Chính phủ Mỹ Latinh đã bán hơn 40% dự trữ vàng vào năm ngoái để tài trợ cho chi tiêu và thanh toán trái phiếu của chính phủ, theo các nhà lập pháp đối lập.
Tương tự như vậy, Ý đã gây tranh cãi trong tuần này sau khi báo La Stampa đưa tin rằng chính phủ đang xem xét bán một phần dự trữ vàng của mình để hỗ trợ ngân sách.
Điều chắc chắn đúng là hai nước Ngân hàng trung ương nắm giữ nhiều vàng hơn số mà họ cần thiết. Khoảng 77% tài sản dự trữ ngoại hối của Venezuela là vàng thỏi, theo Hội đồng vàng thế giới, tỷ lệ cao hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Sau đó, chỉ có Mỹ, Đức và Tajikistan mới giữa một tỷ lệ vàng lớn hơn tại ngân hàng trung ương của họ so với mức 66% của Ý.
Dự trữ vàng của các quốc gia (tấn). |
Kể từ khi kết thúc kỷ nguyên tiêu chuẩn vàng, có ít lý do để các ngân hàng trung ương sở hữu nhiều kim loại hơn mức dưới 10% tỉ lệ dự trữ mà Trung Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đang duy trì.
Phân bổ phần lớn dự trữ vào kim loại vàng có thể khiến các ngân hàng trung ương chịu rủi ro quá mức với sự biến động của một tài sản dễ biến động, trái ngược với danh mục đầu tư bao gồm một loạt các loại tiền tệ và Quyền rút vốn đặc biệt của IMF. Ngoài ra, chi phí lưu trữ và giao dịch loại hàng hóa này cao hơn nhiều so với tiền giấy và tiền gửi. Không giống như trái phiếu chính phủ nước ngoài, nó không cung cấp bất kỳ lợi tức nào.
Kết quả là, lý do chính để giữ vàng là loại tài sản này xu hướng tăng nhu cầu trú ẩn an toàn trong cuộc khủng hoảng. Lý lẽ rằng, việc phân bổ tài sản vào kim loại màu vàng có thể làm giảm tính biến động chung của danh mục đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này nhiều khi có thể tạo ra hiệu ứng ngược lại, chẳng hạn như khi giá vàng giảm 28% trong năm 2013.
Những hệ lụy
Một vấn đề là nó không tạo ra nhiều sự khác biệt. Thâm hụt ngân sách của Ý hiện đang ở mức khoảng 44 tỷ euro (50 tỷ USD). Số tiền đó tương đương với khoảng 1.180 tấn vàng, ít hơn một nửa tổng số vàng mà Ngân hàng Trung ương Ý đang nắm giữ hoặc một phần ba tổng dự trữ ngoại hối của nước này. Không ai gợi ý (hoặc chưa) rằng Ý nên khắc phụ tất cả các khoản bội chi của mình với doanh số vàng thỏi, nhưng một vài con số sẽ chứng minh cho việc rổ trứng (dự trữ vàng) của ngân hàng trung ương của bạn có thể được sử dụng nhanh như thế nào.
Ngoài ra, việc bán hết lượng dự trữ vàng lớn thứ tư thế giới ra ngoài có khả năng sẽ có tác dụng riêng trên thị trường.
Hoàng đế Musa của Mali đã đánh sập thị trường vàng Trung Đông và gây ra làn sóng lạm phát trên đường ông đi hành hương đến Mecca vào thế kỷ 14, vị tỉ phú này đã phân phát lượng vài khai thác được từ các mỏ lớn của Tây Phi trên đường đi. Điều tương tự cũng xảy ra ở quy mô nhỏ hơn vào cuối những năm 1990 khi Ngân hàng Anh và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ quyết định cắt giảm lượng vàng thỏi của họ, giúp đưa vàng xuống mức thấp trong nhiều thập kỷ là 252,55 USD/ounce và khiến các ngân hàng trung ương châu Âu ký hợp đồng một thỏa thuận 5 năm giới hạn doanh số của họ không quá 400 tấn/ năm.
Các ngân hàng trung ương sở hữu khoảng 1/6 số vàng trên thế giới, khiến cho các động thái của họ có thể tạo ra áp lực lớn với giá vàng. Bất cứ ai đang cố gắng bán hết dự trữ của Ý, sẽ thấy rằng tất cả dự trữ vàng đó đột nhiên có giá trị thấp hơn rất nhiều so với họ nghĩ.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn là ý nghĩa của việc Ý còn lại 2,3 nghìn tỉ euro nợ. Tại Ấn Độ, ngân hàng trung ương đã phải đối mặt với áp lực từ New Delhi trong việc sử dụng dự trữ ngoại hối của mình để hỗ trợ ngân sách. Như Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ Viral Acharya đã lập luận vào năm ngoái, những động thái như vậy của chính phủ có thể dẫn đến việc đánh giá lại một cách nghiêm trọng về rủi ro trái phiếu của đất nước. Điều này cuối cùng sẽ chuyển thành việc thanh toán lãi cao hơn, phủ nhận bất kỳ lợi ích ngắn hạn nào.
Việc áp dụng chính sách chi tiêu khắc khổ mà EU buộc Ý phải chấp nhận chắc chắn gây nản lòng và gây tổn hại cho nền kinh tế vừa bước vào cuộc suy thoái thứ ba trong một thập kỷ. Nhưng kinh nghiệm của Venezuela, một quốc gia từng đổ tiền để mua vàng, nên là một lời cảnh báo rằng tài sản dự trữ của ngân hàng trung ương không phải là một con heo đất không đáy. Đi quá xa con đường đó và bạn có nguy cơ nhận ra rằng vàng là tất cả những gì bạn còn lại để bán.
Nguồn Bloomberg