Bản chất ngày 17 tháng 10 Mỹ chạm trần nợ
Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn điều này với ngày Mỹ hết dự trữ tiền mặt và thời điểm Chính phủ nước này vỡ nợ.
Sau đây là trích dẫn giải thích của chuyên gia Goldman Sachs - Alec Phillips:
Thông thường, Cục dự trữ Liên bang thường chuẩn bị một khoản tiền mặt đủ lớn để trang trải cho các nhu cầu đột xuất hoặc thanh toán cho các khoản thâm hụt doanh thu.
Theo các nguồn thông tin chính xác, kho bạc dự kiến sẽ có 30 tỷ USD sẵn sàng vào ngày Chính phủ chính thức hết khả năng vay vốn. Kho bạc xem khoản dự trữ trị giá 30 tỷ USD này là mức dự trữ tối thiểu trong trường hợp Chính phủ cạn tiền, mặc dù đã có một vài trường hợp (không liên quan đến vấn đề trần nợ) trong đó số dư tiền mặt của Chính phủ Mỹ đã giảm xuống còn dưới 15 tỷ USD. Các dự đoán về trần nợ Mỹ từ phía các chuyên gia trong ngành tài chính tập trung sâu vào ngày mà khoản tiền 30 tỷ USD này cạn kiệt.
Nghĩa là, trong trường hợp xấu nhất mà Chính phủ Mỹ dùng hết 30 tỷ USD tiền dự trữ mà trần nợ vẫn chưa được thông qua thì điều gì sẽ xảy ra. Ước tính của các nhà phân tích cho thấy Kho bạc có thể tiếp tục thực hiện thanh toán theo lịch trình của mình cho đến cuối tháng Mười. Tuy nhiên, số dư tiền mặt của Kho bạc có khả năng sẽ rơi xuống mức rất thấp sau ngày 25 tháng 10, tùy thuộc vào biến động doanh thu, số tiền dự trữ này có thể cạn kiệt bất cứ ngày nào. Tại thời điểm đó, Kho bạc sẽ cần phải chấm dứt thực hiện thanh toán để bảo toàn phần còn lại của số tiền dự trữ ít ỏi.
Đây không phải là để nói thị trường sẽ không phản ứng vào ngày 17, nhưng nó có nghĩa là các chính trị gia Mỹ chỉ còn một vài ngày để lo liệu và bổ sung cho một thỏa thuận dường như không thể tránh khỏi và có tác động to lớn đến nền kinh tế thế giới.
Nguồn NDHmoney