4 ngày 3 đêm tại Bali là khoảng thời gian diễn ra Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 của 159 nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), để tìm ra những thỏa thuận toàn cầu nhằm thúc đẩy thương mại và trên hết để "cứu" chế độ hợp tác thương mại đa phương đã lâm vào tình trạng đình đốn cùng với sự bế tắc của vòng đàm phán Doha kể từ năm 2001 đến nay.
Tính cấp bách và áp lực chính sách đang đặt lên cuộc họp tại Bali cũng như tân Tổng Giám đốc WTO, ông Roberto Azevedo.
Trong diễn biến gần đây nhất, sau hơn 12 tháng rưỡi đàm phán bền bỉ ở trụ sở chính của WTO tại Geneva, vào ngày 25/11, ông Roberto Azevedo đã đệ trình lên Đại hội đồng văn bản đầu tiên trong số ba văn bản thỏa thuận, được đánh giá là bước đột phá chấm dứt 12 năm bế tắc sau vòng đàm phán Doha. Tuy nhiên, đại diện của 159 thành viên của WTO vẫn chưa đi được đến một thỏa thuận thống nhất.
Ba văn bản thỏa thuận mở ra nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, nông nghiệp và sự phát triển chung của tổ chức cũng như sự bình đẳng giữa các thành viên WTO.
Sự thất bại trong lần đệ trình tại Geneva đồng nghĩa với việc Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 này sẽ là nơi quyết định vận mệnh và tương lai của hệ thống thương mại đa phương lớn nhất thế giới.
Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh trên bài báo được đăng trên tờ Wall Street Journal ngày hôm qua 2/12 rằng: "Những khoảng cách đang tồn tại vẫn có thể được giải quyết. Nếu các bộ trưởng mong muốn đi đến một thỏa thuận, thì điều đó hoàn toàn có thể. Những gì chúng ta cần, đó là ý chí chính trị". Tuy nhiên, theo nguyên tắc đồng thuận thuận giữa các nước thành viên với "một quốc gia, một phiếu bầu", mỗi thành viên phủ quyết đều dẫn đến sự thất bại của thỏa thuận.
Một "bước đột phá"
Tại Paris vào thứ 6 tuần trước, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp, Nicole Bricq đã lên tiếng bảo vệ chủ nghĩa đa phương, cũng như hệ thống duy nhất cho phép tất cả các nước - thậm chí các nước kém phát triển có thể tham gia vào việc thiết lập các quy tắc thương mại và bắt buộc tất cả các nước đều phải tôn trọng các quy tắc đó. Bà Nicole Bricq kì vọng: "Có thể và phải đạt được một thỏa thuận tại Bali". Tại Brussels và Rome Ủy ban châu Âu (EC) và FAO đều tuyên bố ủng hộ một thỏa thuận trên lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, dù là tối thiểu.
Các nước kém phát triển nhất (LDC) - một trong ba nhóm nước thành viên trong WTO cùng với nhóm nước phát triển và nhóm nước có nền kinh tế mới nổi, đã tuyên bố về một "bước đột phá" đến từ một ba văn bản thỏa thuận liên quan đến vấn đề viện trợ các nước kém phát triển kỹ thuật. "Thỏa thuận này giải đáp tất cả các câu hỏi chưa được giải quyết", đại diện nhóm nước LDC đảm bảo trong một tuyên bố ngày 28/11 về những gì sẽ diễn ra tại Bali, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng "sự tin cậy vào hệ thống thương mại đa phương".
Các cuộc đàm phán Geneva không phải là vô ích, vì đã giúp tháo gỡ 90% vấn đề nội dung của các bản dự thảo. 10% mối quan tâm còn lại đều đặt ra đối với hai quy định cụ thể về hỗ trợ thương mại (chẳng hạn như việc cải thiện thủ tục hải quan tại biên giới) và về nông nghiệp.
"Điều khoản Hòa bình"
Ngược lại với những nội dung thỏa thuận chung, Mỹ lại đưa ra một thỏa hiệp được gọi là "điều khoản hòa bình", với nội dung cơ bản là không có bất kì khiếu nại nào được đưa ra trong vòng 4 năm tới - thời gian được Mỹ cho là để tìm ra một giải pháp bền vững hơn - nhằm chống lại các nước trợ cấp quá mức. Tuy nhiên, New Delhi đã từ chối giải pháp tạm thời này, vì cho rằng chính các nước giàu đang cung cấp các khoản trợ cấp rất lớn cho nền nông nghiệp. Một rào cản nữa đối với một thỏa thuận như vậy nằm ở chỗ, chỉ còn vài tháng nữa là đến cuộc bầu cử tại Ấn Độ và chính phủ Ấn Độ dường như nghiêng nhiều hơn về phiá hỗ trợ người nông dân trong quá trình xây dựng các nguyên tắc mới tại WTO. Đây là một điểm có thể gây tắc nghẽn cho những thỏa thuận sắp tới tại Bali.
Được chuẩn bị từ năm 1997, vòng đàm phán thương mại Doha bắt đầu diễn ra từ tháng 11/2001, nhưng hơn 20 vấn đề vẫn nằm nguyên trên bàn đàm phán. Sau đó, trải qua những thất bại liên tiếp của các cuộc hội nghị, cùng những áp lực về tăng trưởng giữa các nước phát triển và mới nổi, vào năm 2011 chương trình nghị sự đã được giới hạn trong 3 chủ đề, sẽ được mang ra thảo luận tại Indonesia trong tuần này, bao gồm việc tạo thuận lợi cho hai nhà nghiên cứu Lionel Fontagne và Sebastien Jean nhận định.
Đối với 2 chuyên gia kinh tế này, một sự thất bại tại Bali "sẽ loại bỏ tư cách của WTO trong vai trò của một tổ chức thiết lập những quy tắc thương mại, trong một thời gian dài sau đó". Tuy nhiên, ngay cả khi thành công, hội nghị tại Bali cũng không thể giải quyết được câu hỏi chung được đặt ra cho tất cả: làm cách nào để thích ứng với hệ thống với sức mạnh kinh tế và xu hướng thương mại mới đang nổi lên? Không có lời giải đáp cho câu hỏi này, các quy tắc thương mại mới đang và sẽ được thiết lập dưới hình thức của hiệp định khu vực hoặc đa phương, chỉ có điều tất cả sẽ diễn ra bên ngoài khuôn khổ của WTO.
Nguồn Le Monde, WTO/Dân Việt