Bắc Kinh tiến sát Thung lũng Silicon?
Giai đoạn thứ tư bắt đầu
Theo The Economist, người Mỹ thường tự trấn an về sự suy giảm tương đối của mình theo cách sau: Ngay cả khi các con đường, sân bay và trường học tiếp tục xuống dốc thì quốc gia này vẫn sẽ giữ vị trí dẫn đầu trong những lĩnh vực tinh vi nhất trong nhiều thập niên tới. Những lĩnh vực này bao gồm: quốc phòng, các trường đại học ưu tú, kinh doanh và công nghệ.
Mỹ có thể đã nhường vị trí hàng đầu cho Trung Quốc trong sức mạnh xuất khẩu trong năm 2007, và sản xuất trong năm 2011 và có thể bị mất đi vị trí dẫn đầu trong GDP tuyệt đối vào khoảng năm 2030. Nhưng Thung lũng Silicon vẫn là nơi xuất phát của những ý tưởng táo bạo, đầu tư thông minh và những doanh nhân đầy tham vọng kết hợp tạo thành sức mạnh khó thay thế.
Thái độ của người Mỹ đối với công nghệ Trung Quốc đã qua nhiều giai đoạn từ chối trong 20 năm qua. Trước tiên, đó là một sự bất hợp tác, sau đó các công ty Trung Quốc được coi là chuyên sao chép hoặc là gián điệp công nghiệp, và gần đây Trung Quốc được coi là một Galapagos công nghệ, nghĩa là sự phát triển không bao giờ vượt quá lãnh thổ đại lục. Bây giờ một giai đoạn thứ tư đã bắt đầu, được đánh dấu bằng nỗi sợ hãi rằng Trung Quốc đang đạt được sự cân bằng với Mỹ. Và thời đại "kiêu ngạo đế chế" của công nghệ Mỹ đang chấm dứt.
Các nhà lãnh đạo công nghệ cao của Trung Quốc rất thích thăm California và đầu tư ở đó nhưng không còn cảm giác sợ hãi nữa. Giá trị thị trường của các tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc như Alibaba và Tencent cùng bảng xếp hạng với các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ như Alphabet và Facebook. Các ngôi sao công nghệ đại lục có thể niêm yết cổ phiếu trong năm 2018-19, bao gồm Didi Chuxing (taxi), Ant Financial (thanh toán) và Lufax (quản lý tài sản). Doanh số bán hàng thương mại điện tử của Trung Quốc gấp đôi của Mỹ và Trung Quốc chuyển tiền qua điện thoại di động nhiều hơn 11 lần so với người Mỹ...
Các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba hay Tencent đang toàn cầu hóa. |
Đầu tư mạo hiểm (VC) đang bùng nổ tại Trung Quốc. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố nước này sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2030. Theo Preqin, năm ngoái, hơn 65 tỷ USD vốn đầu tư công nghệ rót vào Trung Quốc, tăng 35% so với năm trước đó so với con số 77 tỷ USD của khu vực Bắc Mỹ.
Kế hoạch này bao gồm một loạt các động thái đáng chú ý bao gồm phát triển các thành phố thông minh và ô tô tự lái và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu. Giống như ngành công nghiệp Nhật Bản vào những năm 1960, các công ty tư nhân Trung Quốc coi đây là "chỉ đạo" nghiêm túc.
Vị trí dẫn đầu công nghệ toàn cầu đem lại nhiều lợi thế cho Mỹ. Các công ty công nghệ hỗ trợ 7 triệu việc làm tại Mỹ với mức lương gấp đôi mức lương trung bình. McKinsey, một công ty tư vấn, cho biết, các ngành công nghiệp khác được hưởng lợi từ việc sử dụng công nghệ tích cực hơn và trở nên hiệu quả hơn: các công ty phi công nghệ của Mỹ đã được số hoá hơn 50% so với các công ty châu Âu. Mỹ đặt ra nhiều tiêu chuẩn toàn cầu như về thiết kế cổng USB, hoặc các quy tắc cho nội dung trực tuyến. Và 180 tỷ USD lợi nhuận của các công ty công nghệ cao của Mỹ tạo ra hằng năm có lợi ích hơn nhiều lần so với việc có đồng tiền dự trữ của thế giới.
Việc mất đi những lợi thế này sẽ gây ra nhiều thiệt hại và uy tín của Mỹ? Schumpeter đã xác định về "quyền lực tối cao" trong công nghệ. Cách tiếp cận này sử dụng dữ liệu từ AllianceBernstein, Bloomberg, CB Insights, Goldman Sachs và McKinsey và 3.000 công ty công nghệ toàn cầu, 226 "kỳ lân", hoặc các công ty chưa niêm yết trị giá hơn 1 tỷ USD cùng với Huawei, một công ty phần cứng của Trung Quốc. Kết luận chung là: Trung Quốc vẫn còn đứng sau Mỹ nhưng đang bắt kịp nhanh.
Silicon đã đến lúc phải hoang mang
Bắt đầu với điểm yếu của công nghệ Trung Quốc. Tổng giá trị thị trường của nước tỷ dân này chỉ là 32% so với con số của ngành công nghiệp Mỹ. Trong khi có hai công ty lớn và rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, thì có rất ít doanh nghiệp có giá trị từ 50 đến 200 tỷ USD. Trung Quốc yếu kém trong lĩnh vực bán dẫn và phần mềm. Các sản phẩm công nghệ vẫn chưa thâm nhập nền kinh tế công nghiệp: các công ty công nghệ cao của Trung Quốc chỉ số hóa 26% so với các công ty Mỹ.
Về đầu tư, ngân sách tuyệt đối của công nghệ Trung Quốc chỉ bằng 30% so với công nghệ của Mỹ. Và thị trường vẫn còn nhỏ ở nước ngoài, với doanh thu nước ngoài là 18% so với các công ty Mỹ.
Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để quản lý. |
Tuy nhiên, khoảng cách nhỏ hơn nhiều khi nhìn vào những phần năng động nhất của ngành công nghệ. Trong lĩnh vực thương mại điện tử và internet, các công ty Trung Quốc chiếm 53%, tương đương Mỹ, được đo bằng giá trị thị trường. Startup “kỳ lân” của Trung Quốc, một đại diện cho thế hệ tiếp theo của những công ty công nghệ khổng lồ, trị giá bằng 69% so với các đối thủ Mỹ, và mức độ hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm là 85%, tương đương Mỹ, dựa trên số tiền đã chi ra từ năm 2016. Hiện nay, có một hệ sinh thái phong phú của các công ty đầu tư mạo hiểm được củng cố bởi Alibaba và Tencent, chiếm khoảng một phần tư các giao dịch đầu tư.
Trung Quốc đang tiến rất nhanh ở những đổi mới "đột phá". Lấy trí tuệ nhân tạo làm ví dụ. Số chuyên gia của Trung Quốc trong lĩnh vực này chỉ bằng 6% so với Mỹ. Nhưng hiện nay, số lượng phát minh trong lĩnh vực này do các nhà khoa học Trung Quốc công bố đã ở mức 89% cấp độ Hoa Kỳ. Trung Quốc có nhiều công ty đáng chú ý trong chuyên môn về trí tuệ nhân tạo như Face + + trong nhận dạng khuôn mặt và iFlytek trong nhận diện giọng nói.
Với tốc độ hiện tại, ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc sẽ ngang bằng với Mỹ trong vòng 10-15 năm tới. Điều này sẽ thúc đẩy năng suất và tạo ra các công việc kỹ thuật. Nhưng mục tiêu thực sự của người Trung Quốc là tạo ra nhiều lợi nhuận hơn ở thị trường nước ngoài và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu.
Công nghệ đang là lĩnh vực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phần mềm nước này đạt 33,8% mỗi năm.
Đối với Thung lũng Silicon, đã đến lúc phải hoang mang. Nhìn từ Trung Quốc, nhiều công ty công nghệ đã trở thành những tập đoàn toàn cầu. Trước đây, tất cả các giám đốc điều hành công nghệ của Mỹ muốn thấy được lợi thế cạnh tranh của thế giới, họ chỉ cần bước ra khỏi cửa. Bây giờ thì họ phải bay tới Trung Quốc.
Nguồn The Economist