Thứ Tư | 16/10/2013 17:12

Bắc Kinh có thể giảm mua nợ Mỹ

Chính phủ Bắc Kinh đang phải đối mặt với áp lực từ trong nước khi nắm lượng lớn trái phiếu Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang bế tắc ngân sách.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, giữ khoảng 8% trái phiếu Mỹ. Trái phiếu Mỹ bán cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Hầu hết các cư dân mạng và các dư luận viên Trung Quốc đều không am hiểu cuộc tranh cãi về ngân sách của đất nước.

Song hầu hết tất cả người dân Trung Quốc đều hiểu rằng chính phủ Mỹ đang chơi một trò chơi kinh tế trên toàn thế giới vì lợi ích của nước này.

Mỹ phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới mua. Miễn là chính phủ tăng số lượng trái phiếu ở tốc độ chậm hơn tăng trưởng GDP (thường 2-4%/năm) trừ đi tỷ lệ lãi suất thực (lãi suất 0 hoặc thậm chí là âm trong những năm gần đây) thì chính phủ có thể gia hạn nợ gần như vô thời hạn, không bao giờ phải lo lắng về việc trả nợ.

Vấn đề làm cho hầu hết các chuyên gia phân tích của Trung Quốc bức xúc đó là Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng dường như không hiểu những lợi ích của trò chơi. Bằng chứng là tình trạng bế tắc ngân sách Mỹ.

Những cuộc chiến cay đắng vì ngân sách chính phủ có khá nhiều điểm chung với các chính trị gia trên toàn thế giới. Đây là một điểm tốt. Tuy nhiên, việc vỡ nợ của một số trái phiếu chính phủ đang tồn tại sẽ là khởi đầu của kết thúc cho trò chơi mà chính phủ Mỹ đang chơi.

Bên cạnh đó, vấn đề khó để hiểu, từ cái nhìn của các nhà kinh tế học, là thái độ và cách đối xử của chính phủ Trung Quốc đối với vấn đề nợ của Mỹ. Trong nhiều năm , các nhà kinh tế học Trung Quốc đã cho rằng chính phủ nước này nên tránh xa trái phiếu của Mỹ, căn cứ trên tình hình thâm hụt ngân sách lớn và xảy ra liên tục cũng như các cuộc tranh cãi chính trị.

Tuy nhiên, Bắc Kinh thực sự đang chấp nhận nguy cơ rủi ro càng cao. Nhiều người cho rằng sở dĩ có điều này bởi sự thiếu hụt các cách thức thay thế để xử lý nguồn dự trữ ngoại tệ lớn của Trung Quốc. Điều này là một giả thuyết không chính xác.

Sự thay thế mặc dù không dễ dàng cũng nhằm mục đích bán một nửa số trái phiếu, trị giá khoảng 1,2 nghìn tỷ USD và để phân bố lại các quỹ giữa ba danh mục tài sản tài chính:

Thứ nhất, khoản tiền 1,2 nghìn tỷ USD có thể mua tới 5% cổ phiếu của tất cả các tổ chức đa quốc gia đang hoạt động tại thị trường Trung Quốc và được niêm yết trên sàn hối đoái chứng khoán toàn cầu. Mua cổ phiếu ở những công ty này giống như đầu tư vào chính nước Trung Quốc.

Thứ hai, sự thay thế sẽ tăng khả năng nắm giữ lượng trái phiếu không thuộc chính phủ Mỹ được đánh giá cao gấp đôi mức AA+, như trái phiếu Đức và Úc.

Thứ ba, khoản thay thế có thể mua được 5% cổ phiếu của các công ty thuộc ngành dịch vụ công ở các nền kinh tế thị trường đã chín muồi. Phương pháp này sẽ giảm phần lớn sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào trái phiếu Mỹ.

Lý do duy nhất giải thích cho lợi ích của chính phủ Trung Quốc khi sở hữu lượng lớn trái phiếu đó là mối quan hệ của nước này với Mỹ. Cổ phần của Trung Quốc thể hiện chức năng kép: vừa là “con tin” vừa là một công cụ kết nối cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mỗi năm vào tháng 5, phó thủ tướng Trung Quốc và bộ trưởng ngoại giao Mỹ đều tham gia Đối thoại kinh tế và chiến lược. Cổ phần nắm giữ trái phiếu Mỹ của Trung Quốc nhắc nhớ cho đoàn đại biểu Mỹ phải hạ giọng tấn công vào những vấn đề như thao túng tiền tệ và trợ cấp cho các công ty quốc doanh.

Đây quả thực là một sự cân bằng kinh tế - chính trị tinh tế và sẽ nhanh chóng sụp đổ nếu tình hình chính trị của Mỹ tạo ra nguy cơ vỡ nợ có thực. Thậm chí nếu Mỹ có thể tránh hiểm họa vỡ nợ thì sự bất ổn vẫn có khả năng lặp lại, đồng nghĩa rằng không có những đảm bảo cho chính phủ Trung Quốc chống lại những áp lực trong nước. Các cư dân mạng cũng đang gia tăng áp lực cho những người quyết sách Trung Quốc để ngừng cho chính phủ Mỹ vay tiền.

Bắc Kinh có thể sẽ phải nhượng bộ trước các áp lực trong nước và theo đuổi lợi ích kinh tế bằng cách noi gương Nhật Bản, vốn từng nói rằng muốn là đồng minh tốt nhất của Mỹ ở Châu Á, nhưng đã bắt đầu ngừng đầu tư vào trái phiếu Mỹ. Chúng ta không biết được tính logic trong chính trị dài hạn có thể thắng thế các nhân tố căn bản của nền kinh tế trong thời gian bao lâu!

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện