Thứ Năm | 28/02/2013 17:16

Bắc Âu - mô hình kinh tế xã hội kiểu mẫu

Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện nhấn chìm hầu hết các nền kinh tế trên thế giới nhưng kinh tế Bắc Âu chỉ bị tác động rất hạn chế.
Với chủ nghĩa bình quân cao và có hệ thống giáo dục tốt, Bắc Âu nổi lên như một mô hình kinh tế, xã hội kiểu mẫu cho cả Âu, Mỹ và Á hướng tới.

Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện đang nhấn chìm hầu hết các nền kinh tế trên thế giới nhưng kinh tế ở Bắc Âu chỉ bị tác động rất hạn chế.

Họ đã tránh được sự xơ cứng kinh tế của miền Nam châu Âu và bất bình đẳng cùng cực của Mỹ. Bốn nước Bắc Âu gồm: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan đang phát triển tốt nhất thế giới. Các quốc gia này luôn ở phía trên bảng xếp hạng của tất cả mọi thứ, từ cạnh tranh kinh tế, y tế đến chỉ tiêu về hạnh phúc.

Vì vậy, mô hình kinh tế tư bản Bắc Âu đã thu hút sự chú ý của thế giới, cũng như mô hình kinh tế tư bản của Nhật Bản hồi những năm 1980 và của Đức những năm 1960.

Mô hình kinh tế Bắc Âu đã thu hút sự chú ý của thế giới, cũng như mô hình kinh tế tư bản của Nhật Bản hồi những năm 1980 và của Đức những năm 1960.
Mô hình kinh tế Bắc Âu đã thu hút sự chú ý của thế giới, cũng như mô hình kinh tế tư bản của Nhật Bản hồi những năm 1980 và của Đức những năm 1960.

Các nhà lý thuyết phát triển đã kêu gọi cải tổ "hướng tới mô hình Đan Mạch" để cải cách hệ thống toàn cầu. Đó là sự kết hợp giữa mở cửa đối với toàn cầu hóa, kết hợp với bảo hộ xã hội và chủ nghĩa bình quân.

Bắc Âu khéo léo xử lý cuộc khủng hoảng nợ trong những năm 1990. Nhưng lý do thứ hai tại sao mô hình Bắc Âu đang thịnh hành thì thú vị hơn.

Trong những năm 1970 và 1980, các nước Bắc Âu đã là quốc gia thuế và chi tiêu cao. Chi tiêu công của Thụy Điển đạt 67% GDP vào năm 1993.

Nhưng mô hình này đã thất bại: Thụy Điển đang đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia giàu nhất vào năm 1970 nhưng bị tụt xuống hạng 14 vào năm 1993.

Kể từ đó, Bắc Âu buộc phải thay đổi. Tỷ lệ của chính phủ trong GDP ở Thụy Điển đã giảm khoảng 18%, thấp hơn so với Pháp và Anh. Thuế đã được cắt giảm với tỷ lệ áp dụng cho doanh nghiệp chỉ là 22%, thấp hơn rất nhiều so với Mỹ.

Các nước Bắc Âu cũng có những cải cách mạnh mẽ dịch vụ công cộng. Đan Mạch và Na Uy cho phép các công ty tư nhân điều hành các bệnh viện công. Thụy Điển có một hệ thống giáo dục trong đó các trường học tư nhân cạnh tranh mạnh với các trường công lập.

Tất cả các chính trị gia phương Tây đều hướng tới mô hình quản lý minh bạch và công nghệ. Tuy nhiên, dường như chỉ chính phủ các nước Bắc Âu đã đạt tới trình độ này.

Hiệu suất của tất cả các trường học và bệnh viện được đo lường. Chính phủ buộc phải hoạt động dưới sự giám sát của mọi người dân: Thụy Điển cho phép tất cả mọi người truy cập các hồ sơ của chính phủ.

Các chính trị gia sẽ bị phỉ báng nếu lạm dụng xe công. Skype và Spotify cũng được sử dụng trong mô hình chính phủ điện tử tại đây: người dân có thể đóng thuế với một tin nhắn SMS.

Bắc Âu đã chứng minh có thể kết hợp tư bản cạnh tranh với một nhà nước lớn: họ sử dụng 30% lực lượng lao động trong khu vực công, so với mức trung bình của OECD là 15%.

Chính phủ không can thiệp để bảo vệ các công ty mang tính biểu tượng, chẳng hạn Thụy Điển để hãng xe Saab phá sản hay hãng xe Volvo nay đã thuộc sở hữu của Geeley của Trung Quốc.

Nhưng Na Uy lại đầu tư 600 tỷ USD để làm dịu bớt tác động của chủ nghĩa tư bản khắc nghiệt. Đan Mạch có một hệ thống an sinh cho phép các ông chủ lao động dễ dàng sa thải nhân viên, nhưng hệ thống này cũng giúp người thất nghiệp tìm việc dễ dàng hơn.

Ví dụ, khi các nhà máy sản xuất giấy đóng cửa thì công nhân sẽ được hỗ trợ chuyển sang làm việc bằng những công nghệ mới hơn...

Nguồn Doanh nhân Sài Gòn


Sự kiện