Ba nguyên nhân khiến khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản thêm trầm trọng
Hiện tại, lãi suất từ khoản nợ kết hợp với an sinh xã hội xấp xỉ băng tổng thuế thu nhập hàng năm của chính phủ Nhật Bản.
Cán cân thương mại Nhật Bản hiện đang âm, lần đầu tiên kể từ năm 1980. Giá đất đai và giá cổ phiếu Nikkei giảm khoảng 30% kể từ năm 1989.
Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện phải đối mặt với một loạt vấn đề nan giải như phụ nữ trẻ Nhật Bản có xu hướng di cư khỏi đất nước, các công ty trong nước đang chuyển hướng sản xuất ra nước ngoài, chính trị rơi vào bế tắc (thay 6 thủ tướng trong 5 năm). Năm ngoái Nhật Bản đã phải trải qua các cuộc biểu tình đường phố lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Những vấn đề của nền kinh tế này chỉ là những triệu chứng của ít nhất 3 vấn đề xã hội sâu sắc. Bất chấp các chính sách mới liên tục được thông qua, nếu các vấn đề này không được giải quyết, những khó khăn của nền kinh tế vẫn sẽ tiếp tục tăng. Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản thêm trầm trọng:
Hôn nhân và tỷ lệ sinh đẻ quá thấp
Trong thế giới công nghiệp, tỷ lệ sinh đang giảm và ngày càng ít người có nhu cầu kết hôn. Tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh (7,31 ca sinh trên 1000 dân mỗi năm) là thấp nhất thế giới và hiện vẫn tiếp tục giảm, thậm chí có thể đạt con số 0 vào năm 2017.
Tỷ lệ kết hôn tại Nhật Bản cũng ở mức thấp đáng báo động, 5,8 cuộc hôn nhân trên 1000 dân mỗi năm. Độ tuổi kết hôn trung bình tại Nhật Bản là 31. Một phần nguyên nhân là do cuộc sống hiện tại tại Nhật Bản khá đắt đỏ và chi phí hôn nhân cao khiến nhiều người trẻ tuổi có tâm lý ngại kết hôn.
Già hóa dân số và chính sách nhập cư khắt khe
Tại thế giới công nghiệp, tỷ lệ sinh giảm và dịch vụ chăm sóc y tế cải thiện là nguyên nhân dẫn đến dân số lão hóa, khiến chính phủ các nước gặp nhiều khó khăn trong việc tài trợ cho các hệ thống hưu trí trong thời gian dài.
Xu hướng này đã đạt tới mức cực đoan tại Nhật Bản, do tỷ lệ sinh thấp kỷ lục cùng lối sống lành mạnh của người dân. Nhật Bản cũng là quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi trên dân số lớn nhất thế giới, 22%.
Vấn đề càng trở thêm nghiêm trọng khi Nhật Bản không chấp nhận giải pháp mà một số quốc gia khác từng áp dụng: chấp nhận người nhạp cư trẻ từ nước ngoài. Nhật Bản khá khắt khe trong chính sách nhập cư và rất khó để có thể thực hiện các thủ tục nhập cư tại nước này.
Tuy nhiên, điều này không chỉ đem đến tương lai khó khăn cho hệ thống hưu trí mà còn khiến Nhật Bản bị mất đi nguồn nhân lực quý giá từ các quốc gia khác như Mỹ, Tây Âu và Australia.
Tương lai
Một lý do nữa khiến kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn chính là lịch sử của nước này. Trong lịch sử hiện đại, Nhật Bản đã thực hiện hai sự thay đổi có chọn lọc. Ví dụ mạnh mẽ nhất là thời Minh Trị Duy Tân năm 1868, trong đo Nhật Bản thông qua hiến pháp mới, thành lập nội các chính phủ, quân đội, hệ thống công nghiệp và ngân hàng theo phong cách chau Âu.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn giữ lại hoàng đế, ngôn ngữ và hệ thống chữ viết cũng như văn hóa lâu đời. Do đó, Nhật Bản không chỉ bảo tồn được nền độc lập mà còn trở thành một quốc gia châu Á đầu tiên sánh ngang hàng với phương Tây về sự giàu có và quyền lực.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã có những thay đổi quyết liệt từ bỏ quân sự và khái niệm hoàng đế cũ để tiến đến dân chủ và phát triển kinh tế xuất khẩu.
Một lần nữa, Nhật Bản có thể chọn lọc để giữ lại giá trị cốt lõi, bỏ đi những thứ vô nghĩa và giữ lại những gì có thể mang đến sức mạnh quốc gia. Song cho đến nay, điều này dường như không thể xảy ra.
Nguồn Bloomberg/DVT