Ảnh: Nikkei Asia Review.
Apple sẽ sản xuất iPad tại Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng Trung Quốc gặp khó
Lần đầu tiên Apple chuyển một phần của khâu sản xuất iPad ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam, sau khi các lệnh phong tỏa COVID nghiêm ngặt ở Thượng Hải dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong nhiều tháng.
Các nguồn tin cho biết, công ty cũng đã yêu cầu nhiều nhà cung cấp linh kiện củng cố kho hàng để đề phòng tình trạng thiếu hụt và sụt giảm nguồn cung trong tương lai.
BYD, một trong những nhà lắp ráp iPad hàng đầu của Trung Quốc, đã giúp Apple xây dựng dây chuyền sản xuất tại Việt Nam và sẽ sớm đi vào hoạt động sản xuất.
Apple từ lâu đã cân nhắc việc lắp ráp iPad bên ngoài Trung Quốc, theo báo cáo của Nikkei Asia vào tháng 1 năm ngoái, nhưng sự gia tăng đột ngột về số ca COVID-19 ở Việt Nam vài tháng sau đó đã làm trì hoãn kế hoạch của họ.
iPad sẽ trở thành dòng sản phẩm chính thứ hai của Apple được sản xuất tại Việt Nam, sau dòng tai nghe AirPods. Động thái này không chỉ cho thấy nỗ lực không ngừng của Apple trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng mà còn cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam đối với công ty. Apple đã xuất xưởng 58 triệu chiếc iPad vào năm ngoái, với phần lớn các nhà cung cấp thiết bị này tập trung ở Trung Quốc.
Việc thiếu kỹ sư và khó khăn trong việc đưa những người có kinh nghiệm qua biên giới đã cản trở nỗ lực chuyển sản xuất sang Việt Nam. Ảnh: Nikkei Asia Review. |
Để có thể sẵn sàng đối mặt trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng, Apple cũng đã yêu cầu các nhà cung cấp tăng cường bổ sung các linh kiện như bảng mạch in và các bộ phận cơ khí, điện tử, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất tại và gần Thượng Hải, nơi các lệnh giãn cách COVID dẫn đến tình trạng thiếu hụt và chậm trễ hậu cần. Ngoài ra, công ty đã yêu cầu các nhà cung cấp nhanh chóng di chuyển để đảm bảo nguồn cung một số loại chip, đặc biệt là những chip liên quan đến nguồn điện cho iPhone sắp tới.
Cụ thể, Apple đang yêu cầu các nhà cung cấp, không nằm trong khu vực phong tỏa, giúp tích lũy lượng linh kiện cho vài tháng, để đảm bảo nguồn cung liên tục trong thời gian tới. Các yêu cầu áp dụng cho tất cả các dòng sản phẩm của Apple - iPhone, iPad, AirPods và MacBook.
Trong kịch bản lý tưởng nhất, công ty chỉ hi vọng các nhà cung cấp có thể chuẩn bị đủ các linh kiện bổ sung để bù đắp được sản lượng ở Thượng Hải và các tỉnh lân cận như Giang Tô, nơi có nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng cao hơn
Sẽ rất rủi ro cho bất kỳ nhà cung cấp nào tuân thủ đầy đủ yêu cầu của Apple, vì bối cảnh lạm phát và chi phí năng lượng tăng đang có dấu hiệu làm giảm nhu cầu tiêu dùng đối với thiết bị điện tử. Nếu Apple không sử dụng các linh kiện đó, các nhà cung cấp sẽ phải chật vật.
Tất cả những động thái này cho thấy Apple đang nỗ lực như thế nào để giảm rủi ro chuỗi cung ứng của mình. Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ thậm chí đã giúp một số nhà cung cấp gánh thêm chi phí hậu cần cho vận tải hàng không và đường bộ để đảm bảo các nguyên vật liệu quan trọng cho quá trình sản xuất đến kịp lúc.
Các nhà cung cấp ở tỉnh Giang Tô và Thượng Hải đã dần dần đi vào hoạt động, tính đến giữa tháng 5, nhưng hầu hết đều có thể mất ít nhất vài tháng để năng lực sản xuất trở lại bình thường.
"Chúng tôi sẽ hủy bỏ mọi hạn chế vô lý để các công ty có thể tiếp tục hoạt động và sản xuất", thông cáo của chính phủ viết. Chính phủ cũng cho biết họ sẽ trợ cấp cho các công ty trong chi phí phòng chống COVID.
Có thể bạn quan tâm:
Lựa chọn nào để Nga giải quyết hàng tỉ USD dầu "ế"?
Nguồn Nikkei Asia Review