Chủ Nhật | 04/08/2013 07:53

Ảo ảnh về lợi ích thương mại

Sáng kiến chung của OECD và WTO về Chỉ số giá trị gia tăng trong thương mại (TIVA) mang hy vọng cho bức tranh chân thật hơn của thương mại toàn cầu.

Phương pháp giá trị gia tăng không mới trong lịch sử kinh tế học. Người ta đã dùng phương pháp này trong hạch toán thu nhập quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại thì hoàn toàn là một câu chuyện khác. Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa công bố sáng kiến chung về Chỉ số giá trị gia tăng trong thương mại (TIVA-Trade in Value Added), áp dụng để thống kê cho 40 quốc gia (toàn bộ các nước OECD và khối BRICS) trong các năm 2005, 2008, 2009.

Hiện nay, trên thế giới mọi thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu đều được tính toán theo phương pháp truyền thống, tức cộng gộp. Do đó số liệu kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia chỉ phản ánh tổng giá trị hàng hóa được xuất đi, mà không cho biết quốc gia đó đã đóng góp được bao nhiêu phần giá trị tăng thêm trong các sản phẩm xuất khẩu ấy.

Sự ra đời của phương pháp giá trị gia tăng trong thương mại (TIVA) hứa hẹn đập tan mọi ảo ảnh về giá trị trong trao đổi thương mại

Không biết được phần đóng góp thực sự, mỗi quốc gia sẽ không bao giờ biết phần lợi ích thực chất thu nhận được sau khi xuất khẩu.

Mãi nhìn vào những con số cộng gộp, một quốc gia sẽ không khác gì một công ty mù quáng chỉ nhìn vào doanh thu mà không thèm đếm xỉa tới lợi nhuận.

Tượng tự đối với sản phẩm nhập khẩu, nếu chỉ bằng số liệu cộng gộp, thị trường trong nước vô tình, sẽ chỉ hàm ơn nước xuất khẩu cho mình, mà không hề biết rằng có rất nhiều nước khác đã cùng chung tay làm nên sản phẩm đó.

Như một gia đình nghèo nhận được tiền từ thiện mà không biết do những ai quyên góp, chỉ biết đó là của 1 quỹ nào đó. Nếu thế sự hàm ơn đó e là, chưa đầy đủ.

Giá trị cộng gộp hay giá trị gia tăng?

Cộng gộp và gia tăng, 2 giá trị có những điểm khác biệt cơ bản khiến cho phương pháp tính theo chỉ số TIVA cũng hoàn toàn khác hẳn so với phương pháp truyền thống (cộng gộp).

Sự khác biệt giữa phương pháp cộng gộp và phương pháp giá trị gia tăng trong thương mại.

Giả sử nước A xuất khẩu một lô hàng trị giá 100 USD sang nước B (sản phẩm được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ nước A). Sau đó, nước B tiến hành gia công thêm trước khi xuất sang quốc gia C với giá 110 USD và được tiêu dùng tại đây.

Phương pháp truyền thống trong trường hợp này, sẽ tính được tổng kim nghạch xuất nhập khẩu toàn cầu đạt 210 USD, nhưng thực tế chỉ có 110 USD giá trị gia tăng được sản xuất ra.

Phương pháp truyền thống cũng chỉ ra rằng: nước C chịu thâm hụt 110 USD trong quá trình trao đổi thương mại với nước B và không có trao đổi thương mại nào với nước A, dù cho lợi ích chủ yếu của người tiêu dùng ở nước C xuất phát chính từ giá trị gia tăng mà nước A tạo ra.

Nếu áp dụng chỉ số TIVA thì nước C lần lượt chịu thâm hụt 10 USD và 100 USD trong trao đổi thương mại với nước B và nước A.

Rõ ràng, chỉ số TIVA đã phản ánh một cách bản chất hơn quá trình trao đổi thương mại quốc tế trong bối cảnh chuỗi giá trị toàn cầu được phân chia ngày càng phức tạp.

"Biết mình, biết người" trong một môi trường trao đổi thương mại ngày càng phức tạp, đem đến yếu tố quyết định cho thắng lợi quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của bất kì quốc gia nào vào nền kinh tế thế giới.

Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần có cái nhìn chân thực hơn về bức tranh thương mại.
Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần có cái nhìn chân thực hơn về bức tranh thương mại đang tham gia.

Australia, Singapore,...

Bước qua những ảo ảnh của nhưng con số cộng gộp, giá trị gia tăng chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều, nhưng đó là những giá trị thật mà không sớm thì muộn, ai cũng cần hiểu rõ. Nhưng đối với một nền kinh tế mới mở cửa 27 năm, nên hiểu biết và vận dụng phương pháp mới càng sớm, càng tốt.

Nguồn Tâm Vũ/Dân Việt


Sự kiện