Bất chấp những sự cố gần đây, đi máy bay vẫn là cách di chuyển an toàn nhất. Ảnh: Getty Images
An toàn trên máy bay đạt kỷ lục mới
Năm nay đã có một khởi đầu không thuận lợi cho vấn đề an toàn hàng không, với vụ va chạm trên đường băng tại sân bay Haneda của Tokyo và cửa bật ra giữa không trung từ chiếc máy bay 737 Max 9 của Alaska Airlines vào hồi tháng 1, cùng với 4 vụ tai nạn thương vong khác liên quan đến máy bay khu vực và máy bay thương mại kể từ đó.
Tuy nhiên, một báo cáo mới công bố ngày 28/2 xác nhận rằng. máy bay thương mại vẫn là hình thức di chuyển an toàn nhất. Theo một số thước đo, năm 2023 là năm an toàn nhất từ trước đến nay đối với việc di chuyển bằng máy bay.
Báo cáo An toàn Thường niên của IATA - do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế biên soạn đã theo dõi sự phát triển của an toàn hàng không thương mại kể từ năm 1964 đến nay đã được 60 năm. Dữ liệu của hãng ghi nhận 37 triệu chuyến bay vào năm 2023 (cả máy bay phản lực và động cơ phản lực cánh quạt), tăng 17% so với năm trước. Bất chấp điều này, năm 2023 có nguy cơ tử vong và tỉ lệ “tất cả các vụ tai nạn” thấp nhất được ghi nhận. Báo cáo của IATA cho biết: “Ở mức độ an toàn này, trung bình một người sẽ phải di chuyển bằng đường hàng không mỗi ngày trong 103.239 năm mới gặp phải một vụ tai nạn chết người”.
Không có tai nạn chết người hoặc tổn thất thân tàu nào liên quan đến máy bay phản lực chở khách vào năm ngoái, nhưng thảm kịch của chuyến bay 691 của Yeti Airlines, một chiếc máy bay cánh quạt bị rơi ở Nepal vào tháng 1 khiến 72 người thiệt mạng, khẳng định rằng chúng ta không bao giờ có thể coi thường sự an toàn. Ngành công nghiệp phải luôn nỗ lực cải tiến, ông Willie Walsh - Tổng Giám đốc IATA cho biết: “Chúng tôi luôn nâng cao mức độ an toàn chuyến bay đã làm trong suốt lịch sử của mình. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm cho việc di chuyển bằng máy bay trở nên an toàn hơn bao giờ hết.”
Tỉ lệ “tất cả tai nạn” năm 2023 đều cao hơn năm trước ở tất cả các khu vực ngoại trừ Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Đã có một số trường hợp suýt xảy ra sự cố trên đường băng của Mỹ vào năm 2023, với bảy lần xâm nhập đường băng – khi các máy bay cản đường nhau trên đường băng, được ghi nhận chỉ tính riêng giữa tháng Ba.
IATA cho biết Bắc Mỹ đã duy trì nguy cơ tử vong bằng 0 kể từ năm 2020. Ảnh: CNN |
Châu Âu duy trì nguy cơ tử vong bằng 0 kể từ năm 2018. Tuy nhiên, phần lớn các sự cố máy bay không gây tử vong trong khu vực có liên quan đến sập thiết bị hạ cánh. IATA cho biết: “Những thách thức vẫn tồn tại trong các giai đoạn quan trọng của chuyến bay, đặc biệt là khi hạ cánh và cất cánh, 2014-2023 với hơn một nửa số vụ tai nạn xảy ra trong giai đoạn này."
Châu Phi có tỉ lệ tai nạn cao nhất với 6,38 vụ tai nạn trên một triệu chuyến bay vào năm 2023, mặc dù tỉ lệ này đang được cải thiện so với năm trước và không có vụ tai nạn chết người nào trong khu vực kể từ năm 2020.
Bắc Á là khu vực an toàn nhất trên thế giới, tỉ lệ tai nạn giảm từ 0,45 vụ tai nạn trên một triệu chuyến bay xuống 0 vào năm 2023, trong khi nguy cơ tử vong giảm từ 0,23 vào năm 2022 xuống 0 vào năm 2023.
Vụ va chạm tại Tokyo Haneda vào tháng 1/2024 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của Bắc Á trong năm nay, mặc dù phi hành đoàn của Japan Airlines được khen ngợi vì đã thực hiện xuất sắc quy trình an toàn, giúp ngăn chặn thảm họa đặc biệt này trở thành một thảm kịch lớn hơn nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
Đằng sau sự phồn thịnh của giới siêu giàu Ấn Độ
Nguồn CNN