Ấn Độ xuất hiện các ngân hàng lương thực tư hỗ trợ người nghèo
Ban đầu, ngân hàng này sẽ phân phối thực phẩm đóng gói và các mặt hàng khác như ngũ cốc, dầu, đậu, các loại gia vị và sau đó sẽ là thức ăn nấu chín.
Mục đích của chính phủ là tạo ra một mạng lưới các ngân hàng lương thực toàn quốc, bởi "một ngân hàng lương thực bị cô lập sẽ khiến cho mục đích hoạt động bị hạn chế", ông Ishteyaque Amjad, Giám đốc các vấn đề doanh nghiệp tại Cargill India, một đơn vị trực thuộc công ty sản xuất và tiếp thị thực phẩm liên quốc gia Cargill cho biết.
Sam Pitroda, cố vấn về cải tiến cơ sở hạ tầng thông tin công cộng cho Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng ủng hộ dự án này. Ông hy vọng các ngân hàng lương thực tư nhân sẽ bổ sung cho Chính phủ trong việc phân phối thực phẩm.
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều đề án lương thực như cung cấp trợ cấp ăn trưa miễn phí trong trường học nhưng rất nhiều người nghèo thậm chí vẫn không đủ 2 bữa/ngày. Trong khi đó, người giàu lãng phí rất nhiều thức ăn. Theo ước tính của chính phủ, mỗi năm 1/5 thức ăn phục vụ đám cưới, các bữa tiệc và các hoạt động xã hội khác bị bỏ phí.
Tuy nhiên, việc thiết lập một mạng lưới ngân hàng lương thực cũng có nhiều thuận lợi và thách thức. Thuận lợi là ở chỗ các khách sạn 5 sao ở thành phố và các căng tin của công ty đã đồng ý thực hiện dự án này. Còn thách thức lớn nhất là về an toàn thực phẩm. Pháp luật Ấn Độ không có điều nào quy định việc bảo vệ những người muốn quyên góp thực phẩm như bộ luật Samaritan của Mỹ (bảo vệ các nhà tài trợ khỏi những hình phạt pháp lý trong trường hợp thực phẩm bị hỏng do thời gian chuyển đến người nhận quá lâu).
Năm ngoái, Tòa án Tối cao Ấn Độ cho rằng thực phẩm dư thừa nên được cung cấp miễn phí cho người nghèo. Tuy nhiên, Thủ tướng Singh phản đối với lý do hoạch định chính sách không thuộc lĩnh vực của tòa án, đồng thời ông cũng cho rằng không thể cung cấp thức ăn miễn phí cho tất cả mọi người dân nghèo ở Ấn Độ.
Nguồn Jakarta Post/DVT