Nguồn ảnh: CNN
Ấn Độ và Trung Quốc vẫn phải “nhìn mặt nhau” bởi sự phụ thuộc trong lĩnh vực công nghệ
Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tràn vào và tạo lập vị thế vững chắc trong thị trường công nghệ Ấn Độ. Với thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ tham gia vào đại dự án "con đường vành đai", Trung Quốc đã len lỏi và chiếm lĩnh thị trường công nghệ Ấn Độ với các nhãn hiệu như Xiaomi, Oppo đồng thời đổ tiền vào các dự án khởi nghiệp về công nghệ của Ấn Độ.
Hội đồng Quan hệ Quốc tế Gateway House của Ấn Độ ước tính các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi 4 tỉ USD cho các dự án này. Theo Amit Bhandari - Báo cáo viên của hội đồng này cũng cho thấy phần lớn trong số hơn 30 công ty đầu tàu trong lĩnh vực công nghệ Ấn Độ đều có bàn tay của các nhà đầu tư Trung Quốc, như Alibaba, Tencent... “nổi bật là Huawei với tham vọng chiếm lĩnh thị trường, đang xây dựng mạng lưới 5G cho nền kinh tế hướng đến công nghệ đang bùng nổ của Ấn Độ”.
Ổng Sukanti Ghosh - Chủ tịch Khu vực Nam Á của Albright Stonebridge Group cũng chia sẻ Ấn Độ là chìa khóa để giành vị trí độc tôn trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu của Trung Quốc.
Nghi ngại lớn dần
Tuy nhiên, từ đầu năm nay, Ấn Độ đã bắt đầu thận trọng với những ảnh hưởng ngày một tăng của Trung Quốc. Vào tháng 4, Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố nguồn vốn FDI từ các quốc gia láng giềng sẽ bị giám sát chặt chẽ.
Chính sách này đang vấp phải nhiều nghi ngại của các nhà công nghệ Ấn Độ thì sự kiện bạo lực xảy ra ở vùng biên giới đã làm bùng lên làn sóng chống lại Trung Quốc trên mạng internet của Ấn Độ.
Tuy nhiên làn sóng này chịu sự chỉ trích của nhiều nhà phân tích. Tờ Global Times của Ấn Độ đã viết “Nếu Ấn Độ đồng ý cho chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi lan rộng trong lĩnh vực công nghệ và khoa học kỹ thuật, chúng ta sẽ chịu thiệt”.
“Tôi không nghĩ mọi người biết rằng Ấn Độ lệ thuộc thế nào vào Trung Quốc", Ananth Krishnan, nguyên ký giả của Brookings India cho biết. Ông cũng đã viết trên tờ The Hindu: “Ấn Độ phụ thuộc Trung Quốc trong tất cả mọi lĩnh vực, từ công nghiệp chế tạo máy đến truyền thông, thiết bị điện, và cả hóa dược phẩm".
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Ấn Độ, Trung Quốc là đối tác lớn thứ 2 chỉ sau Mỹ, với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn 2018-2019 đạt 87 tỉ USD. Tuy nhiên Ấn Độ hầu như không xuất khẩu gì sang Trung Quốc.
Cắt đứt với Trung Quốc đồng nghĩa với gánh nặng thất nghiệp ở Ấn Độ
Các công ty điện thoại của Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều việc làm ở Ấn Độ. Năm ngoái, trong top 5 nhãn hiệu điện thoại bán chạy nhất thì đã có 4 công ty Trung Quốc: Xiaomi, Vivo, Oppo và Realme và chỉ có 1 nhãn hiệu ngoài Trung Quốc là Samsung lọt vào danh sách. Tất cả các nhãn hàng này đều đặt nhà máy sản xuất tại Ấn Độ.
Nhà phân tích của IDC - bà Kiranjeet Kaur phát biểu: “Nếu chúng ta tìm cách cắt giảm doanh số của các công ty này, nó cũng đồng nghĩa với việc các nhà máy của ở Ấn Độ sẽ sa thải nhân viên, tạo nên gánh nặng thất nghiệp”.
Bà cũng cho biết thêm rằng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc từng được khởi xướng trước đây nhưng hầu như không hề làm ảnh hưởng đến doanh số của các công ty điện thoại Trung Quốc. Cho dù nhiều người tiêu dùng Ấn Độ tuyên bố họ sẽ không sử dụng các mặt hàng công nghệ của Trung Quốc, nhưng thực tế họ không hề có lựa chọn nào khác vì Trung Quốc hầu như đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường công nghệ Ấn Độ.
Nguồn CNN