Nguồn ảnh: FT

 
Huệ Anh Thứ Tư | 27/05/2020 08:59

Ấn Độ tham vọng thay Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới”

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mở ra cơ hội cho những quốc gia láng giềng, trong đó có Ấn Độ.

Vị thế "công xưởng được lựa chọn" của Trung Quốc đang dần lung lay khi nước này đứng trên bờ vực lao đao và gần như bị cô lập trong thế giới công nghệ. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mở ra cơ hội cho những quốc gia láng giềng, trong đó có Ấn Độ.

Vai trò suy yếu của Trung Quốc tạo ra bước ngoặt lớn cho Ấn Độ. Tham vọng muốn lôi kéo hơn 1.000 doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc, thúc đẩy giới chức Ấn Độ cân nhắc hoãn áp thuế giao dịch trực tuyến cho các hãng thương mại điện tử, đồng thời xem xét thay đổi luật lao động để thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ Mỹ.

Ấn Độ thay đổi luật lao động để hút thêm dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ. Nguồn: Reuters
Ấn Độ thay đổi luật lao động để hút thêm dòng vốn đầu tư từ Mỹ. Nguồn: Reuters

Với lợi thế về đất đai, lao động lành nghề, cùng quỹ đất rộng gần gấp đôi diện tích của Luxembourg (4,600 km2), Ấn Độ kỳ vọng "hút" thêm nhiều gói đầu tư và chuỗi cung ứng hấp dẫn từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản phẩm và thiết bị y tế của Mỹ.

Tuy nhiên, thế giới có nên đặt cược vào Ấn Độ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giành "miếng bánh ngon" mà Trung Quốc để lại? Khi mà quốc gia này đang bị coi là "kẻ ngoài cuộc" vì không tạo điều kiện thuận lợi đón chuỗi cung ứng từ các công ty đa quốc gia.

Việc Ấn Độ miễn các yêu cầu cơ bản như đảm bảo vệ sinh, ánh sáng... nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn toàn cầu, dường như trở thành "quân bài lật ngược" phản tác dụng, bởi những quy tắc nghiêm ngặt này lại rất được các doanh nghiệp nước ngoài chú trọng.

Hy vọng trở thành "công xưởng toàn cầu" này của Ấn Độ, được nhận định là có phần bất khả thi, bởi Trung Quốc là "nút thắt" quan trọng trong các dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Tham vọng thay thế Trung Quốc đại lục cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tích hợp như cảng lớn và đường cao tốc, lao động chất lượng hàng đầu, hay ngành logistics hiện đại, dường như là "bài toán" mà Ấn Độ khó có thể tìm ra lời giải thỏa đáng.

Công nhân đang làm việc tại nhà máy vải Ấn Độ. Nguồn: Reuters
Công nhân đang làm việc tại nhà máy vải Ấn Độ. Nguồn: Reuters

Hơn nữa, việc dời chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Ấn Độ không thể diễn ra trong ngày một ngày hai, khi mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang loay hoay tái bổ sung lượng tiền mặt mất đi vì đại dịch. Bước đi thận trọng này, cùng với quyết định hạn chế khả năng tiếp cận dòng vốn FDI từ các nước láng giềng của Ấn Độ, khiến thế giới lo ngại: viễn cảnh "công xưởng" sẽ khó có thể xảy ra.

Rahul Jacob, cựu Trưởng đại diện tờ Financial Times ở Hồng Kông (Trung Quốc), nhận định rằng quỹ đất khổng lồ của Ấn Độ là nước cờ tốt, nhưng chưa đủ để thắng. Theo đó, quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bất chấp 7 năm đàm phán của giới chức nước này, khiến Ấn Độ khó hòa nhập hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tiếp cận các chính sách miễn thuế và hưởng lợi từ các đối tác cũng trở nên khó khăn hơn.

Thế nhưng, trước sức ép lớn mà các quốc gia đặt lên cho Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đây có thể được coi là thời điểm vàng cho Ấn Độ mở rộng mối quan hệ thương mại với thế giới. Vị thế "công xưởng của thế giới" vẫn đang trở thành đích đến cho các nước Đông Nam Á trong cuộc đua lấp đầy khoảng trống mà họ hy vọng Trung Quốc sớm tạo ra.

Nguồn VTV