Nguồn ảnh: AFP
Ấn Độ tẩy chay hàng Trung Quốc: Lợi bất cập hại
Trong khi tâm lý chống Trung Quốc đang tăng cao trên khắp đất nước, đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, thì việc tẩy chay ngay lập tức hàng Made in China là không khả thi.
Thứ nhất, nếu chính phủ Ấn Độ oằn mình trước sức ép của điệp khúc gia tăng tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc bằng cách tăng thuế nhập khẩu, thì người tiêu dùng phải gánh chịu vì việc tăng giá cho một loạt mặt hàng từ điện thoại di động, tivi thông minh đến ô tô. Ngay cả khi một vài trong số các sản phẩm này được sản xuất trong nước thì các thành phần của chúng cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng sản phẩm cuối cũng phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc.
Sẽ mất kha khá thời gian nếu Ấn Độ lựa chọn các nguồn cung thay thế có nguồn gốc nội điạ. Cụ thể, công ty ô tô Maruti Suzuki không nhập bất cứ thứ gì từ Trung Quốc, các nhà cung cấp của họ tìm nguồn cung ứng linh kiện nội địa. Quy mô thị trường của ngành công nghiệp linh kiện ô tô Ấn Độ là khoảng 57 tỉ USD, trong đó có khoảng 25% thị phần của Trung Quốc.
Bất kỳ sự gia tăng nào về thuế sẽ làm tăng chi phí cho các nhà cung cấp, rồi chi phí này sẽ chuyển cho các nhà sản xuất và cuối cùng là người tiêu dùng phải gánh chịu tất cả những chi phí đó. Vì nguồn cung trong nước không đủ, nên hiện tại rất khó cho việc tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Đến với phân khúc điện thoại di động, quy mô thị trường nói chung khoảng 2 triệu Rupi, trong đó thị phần của các sản phẩm Trung Quốc chiếm khoảng 72%. Trong top 5 nhãn hiệu điện thoại bán chạy nhất Ấn Độ thì đã có 4 công ty Trung Quốc: Xiaomi, Vivo, Oppo và Realme. Tất cả các nhãn hàng này đều đặt nhà máy sản xuất tại Ấn Độ. Các thương hiệu Trung Quốc thống trị ở Ấn Độ và bất kỳ một động thái nào từ chính phủ Ấn Độ sẽ tác động đến thị trường về giá cả của điện thoại. Ngay cả các công ty của Trung Quốc hoặc một số công ty nội địa Ấn Độ lắp ráp các sản phẩm tại Ấn Độ cũng nhập một số linh kiện từ Trung Quốc.
Nếu chính phủ Ấn Độ oằn mình trước sức ép của điệp khúc gia tăng tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc bằng cách tăng thuế nhập khẩu, thì người tiêu dùng phải gánh chịu vì việc tăng giá. Ảnh: Chinadaily. |
Tình hình không có nhiều khác biệt trong thị trường tivi trị giá 25.000 Rupi. Thị phần của các sản phẩm Trung Quốc trong thị trường tivi thông minh chiếm khoảng 45%. Trong khi đó, ở thị trường tivi thường thị phần của sản phẩm Trung Quốc chỉ ở mức khoảng 9%.
Việc tăng thuế có thể mang lại hiệu quả, nhưng giá tiêu dùng của tivi thông minh sẽ tăng do tivi thông minh nội địa Ấn Độ có giá cao hơn 30-50%. Theo Tổng Giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện ô tô, ông Vinnie Mehta, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khó có thể được thay thế sớm, nhưng chuỗi giá trị có thể được tạo ra ở Ấn Độ do kỹ năng, chất lượng và khả năng của người lao động trong nước. Vì vậy, ngành công nghiệp phụ tùng ô tô Ấn Độ có thể giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, xuống còn 25% kim ngạch nhập khẩu phụ tùng ô tô hàng năm của Ấn Độ là 18 tỉ USD. Tuy nhiên, trong phân khúc này, xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc chỉ đạt khoảng 300 triệu USD hàng năm.
Trung Quốc là nhà cung cấp linh kiện lớn nhất trong sản xuất điều hòa không khí. Sáng kiến Atmanirmbar đã được chính phủ Ấn Độ đưa ra để cho phép các nhà sản xuất linh kiện tự lực, nhưng việc này sẽ mất khá nhiều thời gian.
Không thể phủ nhận rằng, Trung Quốc là một mắt xích không thể tách rời trong chuỗi cung ứng toàn cầu ở lĩnh vực sản xuất điện tử. Ông George George Paul, Giám đốc Điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất Công nghệ thông tin, cho biết: “Một số thành phần hoặc quy trình của hầu hết tất cả các sản phẩm mà mọi quốc gia sản xuất điện tử trên thế giới đều phụ thuộc vào Trung Quốc. Nếu Ấn Độ quyết định ngừng nhập khẩu từ Trung Quốc, việc sản xuất sẽ bị ảnh hưởng”.
“Rõ ràng rằng, một phần đáng kể của chuỗi cung ứng Ấn Độ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những nỗ lực đang được tiến hành để giảm sự phụ thuộc. Trong khi đó, chúng tôi vẫn tự tin rằng các nhà lãnh đạo hai bên sẽ tìm ra giải pháp lâu dài cho tình trạng bế tắc biên giới hiện tại. Chúng tôi vẫn hy vọng hòa bình mà không ảnh hưởng đến các ưu tiên chiến lược của Ấn Độ”, ông Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Điện, Điện tử Ấn Độ cho biết.
Ông Kamal Nandi, Giám đốc Kinh doanh, Phó Chủ tịch của Godrej Stores cho biết: “Trong vài tháng tới sẽ có đủ nguồn cung linh kiện và linh kiện cho thiết bị điện tử tiêu dùng. Dù nguồn cung bị gián đoạn trong thời gian dài, nhưng các lựa chọn thay thế không phải là không khả thi. Chưa thể dự đoán được tác động của việc thay thế nguồn cung đến giá cả vì ngành công nghiệp phải xem tác động chi phí nào sẽ có trong khi nhập khẩu từ các quốc gia khác".
Có thể bạn quan tâm:
►Làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc nổi lên rầm rộ tại Ấn Độ
Nguồn Financial Express