Số ca nhiễm gia tăng cùng những lời chỉ trích khiến các quan chức Ấn Độ thắt chặt việc xuất khẩu vaccine. Ảnh: Bloomberg.
Ấn Độ sẽ hạn chế xuất khẩu vaccine COVID, nhiều quốc gia trên thế giới sẽ ảnh hưởng
Ấn Độ đang hạn chế xuất khẩu vaccine COVID-19
Theo Bloomberg, Ấn Độ đang hạn chế xuất khẩu vaccine COVID-19. Động thái này có thể sẽ gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến các quốc gia nghèo trên thế giới và làm trầm trọng thêm hố sâu khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo.
Ấn Độ, nơi sinh sống của 1,3 tỉ người, đang trải qua một làn sóng mới về các ca nhiễm COVID-19 sau khi số ca nhiễm tăng chậm kể từ tháng 9. Ảnh: Reuters. |
Nhà xuất khẩu vaccine lớn nhất thế giới quyết định cắt giảm các lô vaccine. Điều này đe dọa kế hoạch tiêm chủng cho 2 tỉ người trước cuối năm nay.
Sau khi quốc gia này vận chuyển hoặc viện trợ hơn 60 triệu liều, xuất khẩu vaccine COVID-19 của Ấn Độ đã giảm xuống mức nhỏ giọt. Những lời chỉ trích ngày càng tăng về tốc độ của chiến dịch tiêm chủng của chính họ và sự gia tăng gấp 5 lần số ca nhiễm virus mới trong tháng qua đã thúc đẩy sự thay đổi này.
Ông Shahid Jameel- Giám đốc Trường Khoa học Sinh học Trivedi tại Đại học Ashoka, Ấn Độ cho biết: “Cả 2 điều này có mối liên hệ với nhau. Vào thời điểm mà sự gia tăng số ca nhiễm mới đang xảy ra ở Ấn Độ, áp lực đã tăng đối với chính phủ".
Kế hoạch mở rộng chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ bao gồm tất cả mọi người ở độ tuổi trên 45 bắt đầu ngày 1.4 cũng góp phần vào việc kiềm chế xuất khẩu vaccine.
Ấn Độ đã “đánh bóng” hình ảnh toàn cầu của mình thông qua ngoại giao vaccine, thách thức sự ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc trên toàn thế giới. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã nâng hữu nghị và đoàn kết thông qua vaccine “sản xuất tại Ấn Độ” đến các quốc gia từ Bolivia, Nam Sudan đến Quần đảo Solomon.
Covax đang giúp nhiều nước nghèo tiếp cận với việc chủng ngừa bằng cách cung cấp các liều vaccine từ các nhà tài trợ. Các quốc gia có thu nhập trung bình và cao hơn cũng sử dụng nó để tiếp cận các liều thuốc mà chủ yếu là Mỹ, Anh, EU và những người mua giàu có khác mà phần lớn không chia sẻ được.
Các nền kinh tế tiên tiến sẽ được hưởng lợi từ việc chi tiêu vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp. Ảnh: AFP. |
Sự chậm trễ trong việc cấp phép xuất khẩu thêm từ Viện Huyết thanh Ấn Độ
Liên minh vaccine Gavi - một trong những đối tác Covax của WHO cho biết: Nhu cầu tăng đối với vaccine COVID-19 từ Ấn Độ là do sự chậm trễ trong việc cấp phép xuất khẩu thêm từ Viện Huyết thanh Ấn Độ - nhà cung cấp chính của nước này.
“Covax đang đàm phán với chính phủ Ấn Độ để đảm bảo giao hàng nhanh nhất có thể”, một đại diện của Gavi cho biết.
Gần 90% số liều vaccine ở Ấn Độ được thực hiện bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ. Phần còn lại đến từ công ty sản xuất Bharat Biotech International.
Hiện, giấy phép khẩn cấp của Viện Huyết thanh Ấn Độ được cấp vào đầu tháng 1 không cho phép họ thực hiện các đơn đặt hàng xuất khẩu mà không có cái gật đầu từ New Delhi.
Kể từ khi Ghana trở thành quốc gia đầu tiên nhận được 600.000 mũi tiêm do Covax cung cấp vào tháng trước, chương trình đã phân phối hơn 30 triệu liều cho 50 quốc gia. Tuy nhiên, ông Bruce Aylward - quan chức cấp cao của WHO cho biết: “Chương trình này đã bị cản trở bởi sự cố từ AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ”.
Ông Bruce Aylward nói: “Vấn đề là chúng tôi không thể có đủ vaccine. Hiện tại, các nhà sản xuất không thể theo kịp các đơn đặt hàng của WHO”.
Động thái của Ấn Độ có thể làm trì hoãn thêm mục tiêu của Covax là tiếp cận 140 quốc gia trong số 190 nước tham gia chương trình trong thời gian tới. Sự căng thẳng về nguồn cung cũng ảnh hưởng đến nước láng giềng Pakistan của Ấn Độ, quốc gia đang cung cấp 45 triệu liều thông qua Covax. Bộ trưởng Kế hoạch Asad Umar cho biết: chuyến hàng đầu tiên, dự kiến vào tháng 3, hiện đã bị trì hoãn vô thời hạn.
Việc cắt giảm của Viện Huyết Thanh Ấn Độ đe dọa kế hoạch tiêm chủng toàn cầu. Ảnh: Bloomberg. |
Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ cảnh báo: Các vật liệu cần thiết để sản xuất vacine, chẳng hạn như túi phản ứng sinh học và bộ lọc chuyên dụng, đã bị thiếu hụt sau khi Mỹ viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để giữ chúng cho các nhà sản xuất Mỹ. Ông Prashant Yadav, một chuyên gia về chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington, cho biết, ngay cả khi các nhà sản xuất vaccine bên ngoài Mỹ có dự trữ những mặt hàng này thì họ cũng sẽ sớm rơi vào tình trạng thiếu hụt.
Mặc dù vậy, nguồn cung cấp vaccine từ 13 nhà sản xuất có thể tăng lên 12 tỉ liều vào cuối năm nay, theo một nghiên cứu từ Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu của Đại học Duke. Lượng vaccine này sẽ đủ để tiêm chủng cho 70% dân số thế giới nếu được phân phối đồng đều - một mục tiêu mà WHO hiện đang đấu tranh để đạt được.
Có thể bạn quan tâm:
► Việc chậm triển khai vaccine COVID-19 của Nhật Bản biến hy vọng thành thất vọng