Ấn Độ hạ lãi suất lần đầu tiên trong 3 năm
Mức cắt giảm trên lớn hơn so với dự đoán của hầu hết chuyên gia kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Đây cũng là lần hạ lãi suất đầu tiên của Ấn Độ kể từ năm 2009.
"Lạm phát chậm lại, kinh tế tăng trưởng nhẹ là điều kiện để RBI nới lỏng chính sách", kinh tế trưởng tại Ngân hàng Kotak Mahindra Indrani Pan tại Mumbai nhận xét.
Tuy nhiên, ông Pan cho rằng, trong tương lai, việc cắt giảm mạnh lãi suất là không thể bởi những rủi ro có thể ảnh hưởng đến lạm phát, đồng rupee mất giá haychính sách tài khóa lỏng lẻo.
Theo dự đoán hôm nay 17/4 của Ngân hàng trung ương, tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2013 có thể đạt 7,3%, so với dự báo ban đầu là 7%. Trong khi đó, lạm phát có thể ở mức 6,5% vào cuối năm tài chính hiện hành.
Biến động giá cả hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là dầu thô, thâm hụt tài chính của Ấn Độ, thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức "rất cao" và lạm phát giá lương thực là những rủi ro đe dọa đến triển vọng kinh tế nước này, RIB nhận định.
Tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ bị ảnh hưởng do đầu tư suy giảm. Bên cạnh đó, chi tiêu của người tiêu dùng ở mức bình thường kể từ khi ngân hàng RIB tăng lãi suất kỷ lục lên 3,75% kể từ tháng 3/2010 cho đến tháng 10 năm ngoái nhằm ngăn chặn lạm phát.
"RIB phải đối mặt với một tình huống vô cùng nan giải khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao," nhà kinh tế tại Ngân hàng Nhà nước Baroda ở Mumbai, Rupa rege Nitsure nhận xét. Bà Rupa cũng cho rằng Ấn Độ cần nhiều nỗ lực từ phía chính phủ để tăng cường khả năng của nền kinh tế bằng cách đẩy mạnh cải cách.
Nguồn Bloomberg/DVT