Ấn Độ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ kiểu Hy Lạp
Một nhà phân tích tín dụng thuộc cơ quan xếp hạng có trụ sở tại Singapore cho rằng, Chính phủ Ấn Độ dường như đang cố ý hạ giá đồng rupee nhằm mục đích vực dậy nền kinh tế đang suy giảm".
Ông cũng nói thêm rằng việc đồng rupee đột ngột mất giá sẽ gây căng thẳng cho dòng tiền mặt của doanh nghiệp và các ngân hàng do họ phải vật lộn với các khoản nợ bằng đồng USD. Khi đó, cơ hội tái cơ cấu nợ toàn diện của Ấn Độ sẽ giảm.
Theo ý kiến của nhà phân tích trên, thị trường sẽ quyết định vị trí của đồng rupee và việc đồng rupee giảm giá là điều khó tránh khỏi khi mà Ấn Độ cần nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát và bốc hơi nguồn vốn.
Kịch bản tương tự từng diễn ra tại Anh trong năm 1992. Đầu tháng 9 năm 1992, giới đầu cơ nhanh chóng tiến hành bán và bán khống bảng Anh ra khi nó còn có giá. Hành động đầu cơ ồ ạt này khiến bảng Anh mất giá cực nhanh.
Chính phủ Anh đã tung ra dự trữ ngoại hối để đối phó nhưng không ngăn được sự mất giá của bảng. Ngân hàng Anh buộc tăng lãi suất chiết khấu từ 10% lên 15%, nhưng cũng không ngăn cản được. Điều đó đồng nghĩa với việc đồng bảng Anh không thể ở lại Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM).
Nếu điều tương tự sẽ xảy ra, gần như chắc chắn Ấn Độ sẽ bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Trước đó, hôm 26/4, S&P đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của Ấn Độ từ mức ổn định xuống mức tiêu cực do tăng trưởng kinh tế và đầu tư của nước này có xu hướng chậm lại. Trong khi đó, Moody's và Fitch giữ triển vọng ổn định đối với Ấn Độ.
Trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ đang phải đối mặt với những bế tắc và mâu thuẫn chính trị, chủ yếu giữa Thủ tướng Manmohan Singh và Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee về vấn đề cải cách thuế, thì một kịch bản tồi tệ cho thị trường tiền tệ Ấn Độ dường như đã hiện ra trước mắt.
Nguồn Reuters/DVT