Tổng thống Trump đã gặp Thủ tướng Modi để đàm phán song phương trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz năm 2019. Nguồn ảnh: Reuters.
Ấn Độ chọn phe trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Bà Jai Vipra - nhà nghiên cứu chính sách công nghệ tập trung vào tính kinh tế của các nền tảng kỹ thuật số ở Global South cho rằng, lệnh cấm có thể sẽ dẫn đến sự trả đũa kinh tế và leo thang của cả hai bên.
Các nhà bình luận đã gọi hành động cấm 59 ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc do chính phủ Ấn Độ quyết định hồi tuần trước là một câu trả lời là hài hước vì thiếu sự cân nhắc.
Lấy lí do về "an toàn, chủ quyền, quốc phòng và toàn vẹn của Ấn Độ và để bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dân Ấn Độ", chính phủ Ấn Độ đã không tiết lộ toàn bộ những gì đang thực sự xảy ra. Chúng ta có thể hiểu lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ chủ yếu là một biện pháp địa chính trị và kinh tế chống lại Trung Quốc. Biện pháp này nhằm giúp Ấn Độ giành quyền tối cao kỹ thuật số đối với Mỹ. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với Ấn Độ.
Lệnh cấm của Ấn Độ đối với các ứng dụng Trung Quốc này sẽ bị soi chiếu dưới ánh sáng của cuộc Chiến tranh Lạnh kỹ thuật số mà Ấn Độ đang ở giữa.
59 ứng dụng của Trung Quốc bị cấm ở Ấn Độ. Nguồn ảnh: AP. |
Mỹ đã không ngừng tấn công công ty viễn thông Trung Quốc Huawei thông qua việc Tổng thống Donald Trump ký lệnh hành pháp hạn chế các công ty Mỹ làm ăn với Huawei và các công ty nước ngoài khác có "rủi ro an ninh quốc gia". Mỹ đã gây áp lực buộc các đồng minh của mình cấm Huawei tham gia vào công nghệ 5G. Họ cũng mở một cuộc điều tra an ninh quốc gia chống lại ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng video ngắn TikTok.
Việc một số quốc gia sử dụng áo choàng "an ninh quốc gia" để thực hiện các biện pháp hạn chế liên quan đến thương mại theo các quy tắc mơ hồ của Tổ chức Thương mại Thế giới về an ninh cũng là điều dễ thấy trong lệnh cấm của Ấn Độ. Chiến thuật của Mỹ và Trung Quốc đang rò rỉ bên ngoài cuộc xung đột của họ và các quốc gia khác đang bị buộc phải đứng về một trong 2 phía.
Đúng là có nhiều cách để vượt qua các lệnh cấm này. Cho đến nay, đóng góp của người dùng Ấn Độ vào phần lớn doanh thu chung của các ứng dụng là không đáng kể. Tuy nhiên, lệnh cấm cũng đã cắt quyền truy cập hợp pháp của các ứng dụng vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Dù hợp pháp hay không, điều này cũng đã gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của chính Ấn Độ. Động thái này có thể dẫn đến sự trả đũa kinh tế và leo thang ở cả hai bên.
Chiến tranh Lạnh kỹ thuật số đang diễn ra bởi vì Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong các công nghệ của tương lai, như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và internet. Các công ty Mỹ chiếm 68% vốn hóa thị trường của 70 nền tảng kỹ thuật số hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 22%. Các quốc gia khác tụt hậu xa so với cả hai quốc gia này và họ buộc phải “hạ mình” chọn phe.
Ấn Độ đã xem xét việc cấm Huawei và ZTE, một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, tham gia vào mạng 5G của họ. Mặt khác, khoản đầu tư của Facebook vào công ty viễn thông Reliance Jio của Ấn Độ đã thông qua mà không có sự phản đối từ Bộ CNTT hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh.
Với động thái mới nhất của mình, Ấn Độ dường như đã từ bỏ hoàn toàn tính trung lập và chọn đứng về phía Mỹ trong cuộc Chiến tranh Lạnh kỹ thuật số. Cuộc xung đột ở biên giới hồi tháng trước chỉ tạo động lực cho một lựa chọn chính sách đã sẵn sàng.
Khi các biện pháp kinh tế được thực hiện vì lý do địa chính trị biểu hiện trong lĩnh vực kỹ thuật số, chính phủ phải chịu trách nhiệm khi cấm các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số nước ngoài. Chính phủ nên đánh giá tác động kinh tế của các lệnh cấm đó đối với các doanh nghiệp, người dùng và người lao động địa phương trước khi ban hành lệnh cấm.
Chính phủ có mọi quyền để thực hiện các biện pháp kinh tế đối với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số vì phúc lợi của chính công dân họ. Họ có quyền khuyến khích phát triển các chủ trương công nghệ địa phương, cả công cộng và tư nhân nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng những biện pháp này cần được trình bày rõ ràng với những lý do địa chính trị và kinh tế thực sự đằng sau. Các biện pháp này không đơn thuần là những hành động được thực hiện vì an ninh quốc gia hoặc bảo vệ khỏi gián điệp mà tất cả chỉ đảm bảo để chúng không bao giờ bị nghi ngờ.
Trước khi vội vã chọn một phe trong cuộc Chiến tranh Lạnh này, Ấn Độ nên nhớ rằng độc lập kinh tế khỏi Trung Quốc là không thể trong điều kiện hiện tại. Chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Thậm chí đại dịch COVID-19 cũng không dẫn đến một cuộc di cư lớn ra khỏi Trung Quốc như dự đoán ban đầu.
Bên cạnh đó, tất cả các quốc gia có tư tưởng độc lập tốt nhất nên tránh việc quan hệ một chiều với Mỹ - nhà lãnh đạo công nghệ duy nhất. Lợi ích của Ấn Độ sẽ được phục vụ hiệu quả nhất nếu nước này duy trì tính trung lập về kinh tế và chính trị theo lịch sử không liên kết.
Có thể bạn quan tâm:
► Những lý do khiến Ấn Độ khó "rời xa" Trung Quốc
► Khách sạn Ấn Độ từ chối nhận khách Trung Quốc
Nguồn Nikkei Asian Review