Amartya Sen: Nghèo đói và thiếu đồng cảm với người nghèo
Ông Sen đặt ra câu hỏi: Sẽ ra sao nếu một xã hội không quan tâm tới người nghèo, hoặc chấp nhận nghèo đói là một "thực tế của cuộc sống ", và liệu điều này có tước đoạt "bản chất xã hội" của chúng ta? Để minh họa cho những tác động tiêu cực của đói nghèo, giáo sư kể về thời thơ ấu của mình, khi còn là một đứa trẻ lên 10, trong thời gian diễn ra nạn đói Bengal năm 1943. Ông đã cho một người phụ nữ và đứa con suy dinh dưỡng của bà ta một quả chuối. Người phụ nữ đã bật khóc khi theo bản năng bắt đầu ăn trước khi cho con mình ăn. "Chúng tôi không còn con người , " bà vừa khóc vừa nói.
Có 3 quan điểm chính về sự thiếu đồng cảm đối với nghèo đói. Tuy nhiên, theo ông Sen, không có bất kỳ quan điểm nào được cho là thỏa đáng.
Theo quan điểm thứ nhất, thiếu đồng cảm đối với người nghèo chỉ đơn giản là sự "thiếu hiểu biết".
Quan điểm thứ hai cho rằng, nghèo đói là không thể tránh khỏi và không thể khắc phục. Những người ủng hộ ý kiến này có xu hướng thể hiện mình là người cứng rắn và "thực tế" trước nghèo đói.
Theo quan điểm thứ ba, về mặt bản chất, con người luôn đặt mình ở vị trí trung tâm và cho rằng mình không cần phải quan tâm đến số phận của những người khác. Những người không chịu cảnh đói nghèo cho rằng mình không có nghĩa vụ phải giảm bớt sự đau khổ của người nghèo.
Quan điểm đầu tiên cho rằng thiếu đồng cảm với người nghèo là hậu quả của sự thiếu hiểu biết xuất phát từ bất bình đẳng xã hội. Tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh ở Ấn Độ có một "vai trò rất lớn" trong xã hội và được ưu tiên trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Kết quả là truyền thông ít tập trung vào thảo luận về tính chất, mức độ và giải pháp đối phó với nghèo đói.
Tại sao người ta lại cho rằng nghèo đói sẽ luôn luôn tồn tại? Rất khó có thể đưa ra bằng chứng ủng hộ quan điểm này trên cơ sở thực nghiệm. Xét cho cùng, đã có nhiều nỗ lực xóa đói giảm đói nghèo trên quy mô lớn thành công trên thế giới như Trung Quốc. Lý do ủng hộ cho quan điểm thứ 3 là "khoảng cách" giàu nghèo.
Câu đầu tiên trong cuốn Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về cảm xúc đạo đức) của Adam Smith đã viết như sau: "Dẫu con người có ích kỷ đến thế nào đi nữa thì bản chất của con người là quan tâm đến hạnh phúc của người khác, và có nhu cầu làm cho người khác hạnh phúc cho dù không được hưởng lợi gì từ điều này, ngoại trừ niềm vui khi chứng khiến người khác hạnh phúc."
Giáo sư Sen khẳng định, tất cả những quan điểm trên đều không đủ để biện minh cho sự thiếu đồng cảm đối với người nghèo. Đổ lỗi cho người nghèo là "sự nguỵ biện". Và để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải đổi mới các biện pháp "thực thi dân chủ".
Nguồn Dân Việt/Prospect