Airbus và Boeing "cát cứ" bầu trời
→Airbus có thể ngưng sản xuất do Brexit
→Airbus sắp ra mắt máy bay giường nằm A330
Các "ông lớn" ngành hàng không thế giới
Cuộc cạnh tranh sản xuất máy bay dân dụng không phải lúc nào cũng chỉ có Airbus và Boeing. Trước đây, ngành công nghiệp chế tạo máy bay thế giới còn có nhiều tên tuổi nổi tiếng khác như McDonnell Douglas, Lookheed, Fokker, và thậm chí là cả Convair.
Nhưng hiện nay, khi nhắc đến các hãng sản xuất máy bay trên thế giới, người ta có lẽ chỉ nhắc đến Airbus hoặc Boeing.
Boeing là tên tuổi ra đời trước. Được thành lập năm 1916, tập đoàn Boeing Company hiện nay là một biểu tượng về hàng không vũ trụ và quốc phòng, là tập đoàn xuất khẩu lớn nhất của Mỹ.
Tập đoàn Airbus được ra đời sau khi một thỏa thuận được ký kết vào tháng 7.1967 giữa chính phủ Pháp, Đức và Anh nhằm đẩy nhanh sự hợp tác của họ trong lĩnh vực công nghệ hàng không.
Trong thỏa thuận này có một điều khoản bắt buộc chính phủ các nước trên phải “thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm phát triển và sản xuất có trọng điểm một loại máy bay”.
Đây là một quyết định hết sức cần thiết, một nhà phân tích trong ngành hàng không thuộc tập đoàn tư vấn Teal Group cho biết.
Tại thời điểm đó, các tập đoàn của Mỹ như là Boeing, McDonnell Douglas, và Lockheed đang phát triển mạnh mẽ và tạo ảnh hưởng to lớn trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất châu Âu, trong đó các tập đoàn đi đầu về sáng tạo đột phát trong ngành hàng không thương mại cảm thấy hết sức lo ngại.
Do đó, họ đã thành lập một hiệp đoàn có tên là Airbus để đối chọi lại với sức mạnh của các ông lớn trong ngành hàng không của Mỹ.
Chiếc Airbus A380 có giá trị khoảng 108 triệu USD |
Cuộc chiến dài hơi Boeing và Airbus
Hãng Boeing đã công bố một đơn đặt hàng máy bay phản lực từ một hãng hàng không Trung Đông ngay sau khi đối thủ Airbus (EADSF) công bố một thỏa thuận lớn tương tự.
Công ty hàng không vũ trụ Mỹ cho biết, hãng hàng không giá rẻ FlyDubai của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã cam kết mua 175 chiếc máy bay 737 Max của họ và sẽ có quyền mua thêm 50 chiếc khác. Theo đó, 225 chiếc máy bay này có tổng giá trị 27 tỷ USD theo giá niêm yết.
Boeing cho biết đây là đơn đặt hàng máy bay thân hẹp (single-aisle plane) lớn nhất từ Trung Đông.
Thông báo này được đưa ra chưa đầy hai tiếng đồng hồ sau khi Airbus tuyên bố thỏa thuận bán 430 máy bay A320neo với trị giá 50 tỷ USD theo giá niêm yết cho Indigo Partners, tập đoàn sở hữu nhiều hãng hàng không giá rẻ trên thế giới.
Bên mua thường nhận được mức giảm từ 40% đến 60% giá niêm yết, mức giảm có thể lớn hơn đối với những giao dịch khổng lồ.
Sự bùng nổ các đơn đặt hàng cho các nhà sản xuất máy bay xuất hiện sau triển lãm hàng không Dubai - Dubai Air Show, một trong những sự kiện quốc tế mà tại đó, hai hãng đều muốn giành được những hợp đồng tỷ đô.
Boeing trước đó đã ký thành công một đơn đặt hàng cho 40 chiếc máy bay, trị giá 15 tỷ USD theo giá niêm yết, từ hãng hàng không Emirates của Dubai.
Boeing có vị trí dẫn đầu so với đối thủ châu Âu trong tổng số đơn đặt hàng tại sự kiện triển lãm tại Dubai năm 2017.
Về phía số lượng đơn hàng được ký, Boeing đã thắng khi chiếm tới 65% số đơn hàng được đặt mua. Nhưng về mặt giá trị, trong khi Boeing kiếm được số hợp đồng trị giá 47,6 tỷ USD thì về phía Airbus giá trị hợp đồng đạt tới 52,7 tỷ USD.
Nhìn chung, Airbus đã là người chiến thắng tại Airshow, và đa số đơn hàng của Airbus đến từ máy bay A380. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, giá trị niêm yết trên hợp đồng sẽ thay đổi rất lớn sau khi giao hàng, giá thực tế sẽ bao gồm chiết khấu thương lượng được cho là quá "nhạy cảm" để tiết lộ cho truyền thông.
Trước đó, trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tập đoàn Hàng không Trung Quốc đã đồng ý mua 300 chiếc máy bay trị giá khoảng 37 tỷ USD từ hãng Boeing Co. khi các hãng hàng không nước này tăng cường công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
FlyDubai, vốn đã là một khách hàng lớn của Boeing, là hãng hàng không 'anh em' với Emirates, cũng do chính phủ Dubai thành lập.
Nguồn Economist/ CNBC