Thứ Hai | 29/12/2014 09:06

AirAsia - Hãng hàng không khởi nghiệp từ 1 ringgit

AirAsia được biết đến là một trong những hãng hàng không thành công nhất châu Á, nhưng ít ai biết họ từng có thời điểm đứng trước nguy cơ phá sản

Thật vậy, năm 2011, Tony Fernandes, ông chủ hiện tại của AirAsia đã mua lại hãng này với một token trị giá 1 ringgit (25 cent) và tạo ra một thương hiệu hàng không giá rẻ, cạnh tranh với Malaysia Airlines và hãng Qantas của Australia.

Với khẩu hiệu “Mọi người có thể bay”, AirAsia hiện hoạt động với xấp xỉ 100 điểm đến – đi ở hơn 15 quốc gia mặc dù nhiều chuyến bay của hãng là do các hãng đối tác hoặc chi nhánh thực hiện với thương hiệu AirAsia.

Do đó, mặc dù có trụ sở ở Malaysia nhưng AirAsia International còn có chi nhánh, đối tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Indonesia AirAsia – công ty chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyến bay mang số hiệu QZ8501 mất tích hôm qua khi từ Surabaya tới Singapore.

Indonesia AirAsia sử dụng máy bay Airbus A320 và hoạt động ở hơn 30 tuyến đường, qua lại giữa Indonesia với Thái Lan, Malaysia, Singapore và Australia.

Hiện công ty mẹ sở hữu khoảng 49% của Indonesia AirAsia nhưng giám đốc điều hành của Indonesia AirAsia là giám đốc riêng, là ông Sunu Widyatmoko. Số cổ phần còn lại do các cổ dông Indonesia nắm giữ. Chính phủ Indonesia cấm doanh nghiệp nước ngoài sở hữu đa số cổ phần tại các hãng hàng không.

Mô hình hoạt động của AirAsia là hàng không giá rẻ, với giá vé trung bình khoảng 170 ringgit (khoảng 48 USD).

Tính đến hết quý III/2014, lợi nhuận trước thuế của AirAsia đạt 26,5 triệu ringit (7,6 triệu USD), với khoảng 5,3 triệu lượt khách. Tuy nhiên, số lượt khách của Indonesia AirAsia giảm 10% trong giai đoạn đó sau khi hãng ngừng bay ở một số tuyến.

Indonesia AirAsia có ý định niêm yết trên sàn chứng khoán cách đây 2 năm nhưng do chi phí tăng, nội tệ mất giá, hãng buộc phải hoãn kế hoạch.

Nguồn DVO/BBC