De Beers Jewellers là một thương hiệu trang sức độc đáo với các sản phẩm từ giá trị thấp đến cao cấp. Ảnh: Bloomberg.

 
Lam Ngọc Thứ Hai | 06/05/2024 13:50

Ai sẽ mua lại De Beers?

Thị trường kim cương trải qua những biến đổi lớn sau đại dịch COVID-19, với sự suy giảm giá kim cương và xu hướng mới của người tiêu dùng.

Công ty khai thác mỏ Anglo American đang cân nhắc bán Tập đoàn De Beers của mình trong bối cảnh nhận được lời đề nghị mua lại trị giá 39 tỉ USD từ “gã khổng lồ” ngành khai thác đá quý BHP Group, theo Wall Street Journal. Giới chuyên môn nhận định điều này tương đương với việc bán một viên kim cương không đạt chuẩn màu sắc và độ trong suốt, có nghĩa đây không phải một thương vụ dễ dàng.

Giá kim cương thô đã giảm mạnh kể từ sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19, trong khi kim cương nhân tạo đang cách mạng hoá nền công nghiệp. Một tập đoàn giàu có với khả năng tài chính vững mạnh có vẻ là người mua lý tưởng, nhưng việc tiếp quản hoạt động khai thác và giao dịch kim cương thô của De Beers không phải ai cũng sẵn sàng.

De Beers, thuộc sở hữu 85% của Anglo American và 15% của Chính phủ Botswana, là một tài sản có tiếng tăm và hiếm khi được niêm yết trên thị trường. Khi các thương hiệu danh tiếng được mua lại, họ ít khi thay đổi chủ sở hữu một lần nữa. Đơn cử như Cartier, được Cie Financiere Richemont mua lại vào năm 1993 và tới thời điểm hiện tại Cartier vẫn là viên ngọc quý của tập đoàn trên. Và rất ít thương hiệu nào mang tính biểu tượng hơn De Beers, với tên tuổi đã gắn liền với kim cương.

Do tính đặc biệt của De Beers, việc định giá doanh nghiệp này khá khó khăn. Tuy nhiên, dựa trên thông số tốt nhất, vốn đầu tư vào tập đoàn này là 7,3 tỉ USD vào năm 2023. Giới chuyên gia cho rằng, số tiền để nắm giữ De Beers không phải là quá lớn để các ông lớn như LVMH hay gã khổng lồ Richemont phải trả. Ngay cả sau khi LVMH mua lại Tiffany & Co với giá khoảng 16 tỉ USD vào năm 2021, trang sức vẫn là một trong số lĩnh vực có thể mở rộng quy mô. Richemont cũng đang đặt sự quan tâm lớn tới lĩnh vực này.

Hơn nữa, trang sức là một phần danh mục mở rộng cho các tập đoàn xa xỉ. Trong ba năm qua, giá của những chiếc túi xách được săn đón đã tăng mạnh so với trang sức có thương hiệu, khiến một số người mua chuyển sang sử dụng vòng tay Van Cleef & Arpels.  

Ngoài việc khai thác kim cương thô, De Beers còn có một chi nhánh bán lẻ là De Beers Jewellers, cung cấp các sản phẩm trang sức từ mức giá khởi điểm cho các loại trang sức cao cấp, bao gồm cả các viên kim cương Forevermark được khắc những dòng chữ độc đáo tại 16 thị trường trên toàn thế giới và trực tuyến. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động của họ. Anglo American không công bố doanh thu của De Beers, nhưng phần lớn lợi nhuận đều đến từ việc khai thác và giao dịch kim cương thô.

Sau khi điều chỉnh cẩn thận danh mục đầu tư để tập trung vào ngành hàng xa xỉ, các tập đoàn lớn ít khả năng đầu tư vào lĩnh vực này. Đây không chỉ là một sự thay đổi lớn so với những kỹ năng cốt lõi của họ trong thiết kế, xây dựng thương hiệu và bán lẻ, mà còn mang lại những rủi ro xã hội, môi trường và danh tiếng đáng kể. Khách hàng của những “ông lớn” này ngày càng trẻ hơn và họ dành nhiều sự quan tâm cho giá trị của thương hiệu. Ngoài ra, việc quản lý mối quan hệ với Botswana cũng là một yếu tố cần được xem xét.

Tuy nhiên, việc hợp tác với một đối tác sẵn sàng tiếp quản hoạt động khai thác và giao dịch là điều khả thi. Theo Wall Street Journal, Anglo American đã tiến hành thảo luận với các quỹ tài sản có chủ quyền tại khu vực Vịnh. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần được thiết lập một cách cẩn trọng, nhằm hạn chế những rủi ro liên quan đến thương hiệu hướng tới người tiêu dùng. Chẳng hạn, De Beers Jewellers đã được thành lập dưới dạng liên doanh với LVMH từ năm 2001. Nhưng, De Beers đã mua lại đối tác của mình vào năm 2017.

Sự miễn cưỡng của các tập đoàn xa xỉ trong việc tham gia vào hoạt động khai thác của De Beers không phải là lý do duy nhất khiến thương hiệu này khó “bắt sáng” trong mắt người mua.

Thị trường kim cương đã trải qua một cuộc cách mạng đầy bùng nổ và suy thoái, tương tự như những sản phẩm xa xỉ khác. rong thời gian mắc kẹt tại nhà do đại dịch, nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là ở Mỹ, đã chuyển hướng chi tiêu của họ sang các mặt hàng xa xỉ. Một số người đã chọn tặng những món quà mang ý nghĩa sâu sắc hơn hoặc tìm cách tự thưởng cho mình vì đã vượt qua giai đoạn khó khăn. Kim cương đã thu hút sự chú ý đặc biệt trong cả hai trường hợp. Với nguồn cung cấp hạn chế, giá trị kim cương đã tăng lên mức kỷ lục vào tháng 2/2022, theo chỉ số giá kim cương thô toàn cầu do chuyên gia kim cương Paul Zimnisky đưa ra.

Tuy nhiên, hiện tại, người tiêu dùng giàu có tại Mỹ đã thắt chặt chi tiêu và không có nhiều dấu hiệu cải thiện Hermes International SCA, nhà sản xuất túi xách Birkin danh tiếng, cho biết nhu cầu về hàng xa xỉ ở Trung Quốc đã giảm sút hơn nữa trong tháng 3, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trên thị trường. Ấn Độ vẫn duy trì sự mạnh mẽ, nhưng điều này không đủ để bù đắp cho doanh số kém ở các khu vực khác.

Vào tháng 1, De Beers đã thực hiện một trong những đợt giảm giá sâu nhất trong nhiều năm để thúc đẩy doanh số bán đá quý. Một tháng sau đó, Anglo American giảm giá trị công ty xuống mức 1,6 tỉ USD. Ông Al Cook, Giám đốc Điều hành De Beers, cho biết mặc dù ông dự đoán thị trường kim cương sẽ phục hồi trong năm nay, nhưng quá trình này sẽ không diễn ra một cách nhanh chóng.

Một mối đe dọa đối với hoạt động khai thác kim cương thô của De Beers đó chính là kim cương nhân tạo. Niềm phấn khích về kim cương tổng hợp có thể giảm nhẹ và De Beers đã chiếm vị trí trong lĩnh vực mới này với công ty kim cương tổng hợp của riêng mình, Lightbox. Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế nhân tạo vẫn đặt ra mối đe dọa đáng kể đối với ngành công nghiệp, bởi chi phí tạo ra kim cương nhân tạo cũng như chi phí duy trì phòng thí nghiệm đã khiến cho De Beers phải cân đo đong đếm và thử nghiệm những sản phẩm rẻ hơn.

Ông Jean-Jacques Guiony, Giám đốc Tài chính LVMH, cho biết kim cương tổng hợp mang lại khả năng tạo ra những hình dạng và màu sắc không thể tìm thấy trong tự nhiên. Thương hiệu trang sức Fred của họ đã ra mắt những viên kim cương tổng hợp màu xanh rực rỡ vào mùa thu năm trước. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh những giá trị và khả năng kết nối cảm xúc mà kim cương thật có thể mang lại.

Nếu De Beers được rao bán, thì chắc chắn sẽ cần những người đam mê sâu sắc với tinh hoa của những viên kim cương tự nhiên. Chỉ những vị khách thực sự đặc biệt này mới thực sự hiểu và trân trọng giá trị phi thường của những viên kim cương nguyên thủy, từ quá trình tạo ra chúng cho đến những chi tiết tỉ mỉ trong quá trình sản xuất. Chỉ có những con người đặc biệt này mới có thể đảm bảo rằng De Beers sẽ tiếp tục trở thành biểu tượng về sự sang trọng và đẳng cấp cao nhất trong ngành công nghiệp kim cương.

Có thể bạn quan tâm:

CEO JPMorgan Chase: Thận trọng về khả năng hạ cánh mềm

Nguồn Bloomberg