Ai sẽ dùng Facebook như một ngân hàng?
Theo tờ Financial Times, mạng xã hội Facebook sắp được Ngân hàng trung ương Ireland phê chuẩn trở thành một “định chế giao dịch tiền điện tử”, cạnh tranh trực tiếp với Papal của eBay, hay Alibaba.
Nếu được thông qua, Facebook sẽ cung cấp dịch các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán trực tuyến trên khắp châu Âu – nơi mà thị trường cho các dịch vụ tài chính phi ngân hàng đang ngày càng nóng lên với những ông lớn mới gia nhập thị trường như Vodafone. Đối tượng hướng tới của Facebook sẽ là khách hàng ở châu Âu cũng như các nước đang phát triển.
Theo thống kê của World Bank, số người trưởng thành ở châu Âu sử dụng tài khoản ngân hàng dao động từ 98% ở Đức đến 45% ở Romania.
Google đã tham gia vào thị trường ví điện tử nhưng mảng kinh doanh này có vẻ không mang lại cho họ lợi nhuận đáng kể. Dịch vụ ví điện tử của Google mới chủ phổ biến ở Mỹ, nơi 88% người dân có tài khoản ngân hàng.
Facebook tuy nhiên sẽ hướng đến thị trường khác, đặc biệt là nhóm khách hàng là dân nhập cư làm việc tại các nước phát triển và nhu cầu gửi tiền về quê nhà ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của World Bank, năm 2013, các nước đang phát triển nhận tổng lượng kiều hối lên đến 404 tỷ USD, chi phí chuyển 200 USD là 21 USD. Ấn Độ là nước nhận lượng kiều hối nhiều nhất thế giới.
Facebook có khoảng 100 triệu người dùng ở Ấn Độ. Một người có thể chuyển 200 USD từ Đức về Ấn Độ với mức phí chỉ 1 USD trong vòng vài ngày. Facebook có thể cải thiện vấn đề này bằng cách đảm bảo chuyển tiền ngay lập tức và có thể là với mức phí rẻ hơn. Facebook được cho là đang đàm phán với TransferWise – công ty do nhân viên đầu tiên của Skype lập ra, chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế trực tuyến và thông qua điện thoại thông minh.
Để có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử ở châu Âu chỉ là một trong vấn đề cần quan tâm nếu muốn nhảy vào thị trường chuyển kiều hối. Họ cần được sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền và dựng hạ tầng ở Ấn Độ và các nước đang phát triển lớn khác, quan trọng hơn là có thể giúp người dùng dễ dàng rút tiền. Hệ thống M-Pesa của Vodafone đã giải quyết được vấn đề này ở Kenya bằng cách lập một mạng lưới nhân viên trên toàn quốc, đội ngũ này nắm hầu hết nguồn thu từ dịch vụ.
Facebook hoàn toàn có động lực lớn để thử nghiệm mô hình tương tự: Nếu dịch vụ thu về 25 cent từ mỗi USD kiều hối chuyển tới Ấn Độ, họ sẽ thu về 177 triệu USD từ thị trường này.
Nếu các công ty như Google và Facebook có thể thành công trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng thì một ngày nào đó sẽ là thách thức cho các ngân hàng bán lẻ ở các nước phát triển.
Nguồn Gafin/Bloomberg/NCĐT