Thứ Bảy | 14/07/2012 14:08

Ai sẽ chiến thắng trong nền kinh tế toàn cầu mới?

Trong nền kinh tế toàn cầu mới, có rất ít nước có đầy đủ những điều kiện thuận lợi để đương đầu với các thách thức.
Liệu eurozone có giải quyết được những vấn đề của mình và đẩy lùi nguy cơ tan vỡ? Liệu kinh tế Mỹ có cải thiện được nhịp tăng trưởng? Và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có đảo ngược được xu hướng suy giảm.

Các câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ xác định cách nền kinh tếtoàn cầu tiến triển trong vài năm tới. Nhưng, bất kể những thách thức nói trên được xử lý thế nào,nền kinh tế toàn cầu rõ ràng vẫn đang bước vào một giai đoạn khó khăn kéo dài.

Bất kể các nước, khu vực trên kiểm soát được những khó khăn hiện tạira sao, châu Âu và Mỹ vẫn sẽ không thoát được cảnh nợ nần cao, tăng trưởng thấp và chính trị rốiren. Thậm chí, trong trường hợp lạc quan nhất, mà ở đó, đồng euro được giữ nguyên vẹn, châu Âu vẫnsẽ sa lầy với những yêu cầu tái thiết lại liên minh lộn xộn của mình. Và tại Mỹ, sự phân cực về tưtưởng giữa Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ sẽ tiếp tục làm tê liệt các chính sách kinh tế của nướcnày.

Ngoài ra, tại hầu như tất cả các nền kinh tế phát triển, mức độ bấtbình đẳng cao, sự căng thẳng ở tầng lớp trung lưu và dân số đang già hoá sẽ kích động các xung độtvề chính trị trong bối cảnh thất nghiệp và khan hiếm nguồn ngân sách.

Khi những nền dân chủ lâu đời này ngày càng có nhiều "diễn biến" bêntrong, chúng sẽ trở thành những đối tác ít hữu hảo hơn trên bình diện quốc tế - ít sẵn sàng duy trìhệ thống thương mại đa phương hơn và tăng phản ứng đơn phương với các chính sách kinh tế mà cácnước này nhận thấy chúng có thể phương hại đến lợi ích của mình.

Trong khi đó, các thị trường mới nổi rộng lớn, như Trung Quốc, Ấn Độvà Brazil không thể lấp đầy những khoảng trống đó.

Môi trường hiện nay sẽ tạo ra những hố ngăn cách sâu về hiệu suất kinh tế ở khắp nơi trên thế giới.Một vài nước sẽ chịu tác động bất lợi hơn nhiều so với các nước khác.

Nhân tố để chiến thắng

Những nước có lợi thế tương đối sẽ chia nhau 3 đặc điểm. Thứ nhất,các nước này sẽ không bị đè nặng bởi mức nợ công cao. Thứ hai, các nước này sẽ không lệ thuộc quánhiều vào kinh tế thế giới, động lực tăng trưởng kinh tế nằm ở bên trong chứ không phải bên ngoài.Cuối cùng, các nước này cơ chế xử lý các xung đột về lợi ích.

Có mức nợ công thấp hoặc đang giảm là một nhân tố quan trọng, bởinhững tỷ lệ nợ đến 80 - 90% GDP sẽ trở thành trở ngại nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế.Chúng làm bất động chính sách tài khoá, bóp méo hệ thống tài chính, khởi phát các tranh cãi chínhtrị về thuế, và kích động các xung đột liên quan đến phân chia lợi ích. Các chính phủ bận bịu vớiviệc giảm nợ không thể đảm bảo các hoạt động đầu tư cần thiết để đổi mới kết cấu hạ tầng. Ngoài mộtsố ít các trường hợp ngoại lệ (nhưAustralia và New Zealand), phần đông các nền kinh tếtiên tiến đang hoặc sẽ sớm rơi vào hoàn cảnh này.

Nhiều thị trường mới nổi, như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đãkiểm soát được mức tăng nợ công trong thời gian gần đây. Nhưng các nước này đã không ngăn được thóiưa vay mượn của khu vực tư nhân. Nợ tư, theo cách nào đó, có thể chuyển thành nợ công, nên gánh nợnhẹ có lẽ, trên thực tế, không tạo cho các nước này tấm đệm tài chính như họ nghĩ.

Một nền kinh tế thế giới mỏng manh sẽ không phải là chỗ dựa vữngchắc cho cả những nước vay nhiều và cho vay nhiều. Những nước có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn(như Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ vẫn là "con tin" của các thị trường đỏng đảnh. Còn những nước có thặng dư lớn(như Trung Quốc) sẽ chịu áp lực ngày càng lớn - bao gồm cả các hành động trả đũa - để hạn chế chínhsách trọng thương của mình.

Tăng trưởng kinh tế được dẫn dắt với sức cầu nội địa sẽ là một chiếnlược chắc chắn hơn so với dựa vào xuất khẩu. Nghĩa là các nước có thị trường nội địa rộng lớn vàtầng lớp trung lưu thịnh vượng sẽ có một ưu thế quan trọng.

Cuối cùng, những có cơ chế xử lý các xung đột về lợi ích sẽ có lợithế. Những nước như Ấn Độ có lẽ đang ở giai đoạn chuyển biến chậm chạp. Nhưng họ cung cấp vũ đàicho các hoạt động trao đổi, hợp tác. Đó là những nhân tố cực kỳ cốt yếu.

Có thể thấy, trong nền kinh tế toàn cầu mới, có rất ít nước có đầyđủ những điều kiện thuận lợi để đương đầu với các thách thức. Ngay cả những câu chuyện thành côngvề kinh tế ngoạn mục, như Trung Quốc, cũng không đạt được một vài trong số những điều kiện đó. Sẽlà một giai đoạn khó khăn đối với tất cả.

Quang Huy (theo ĐTCK)

Nguồn Chinhphu.vn


Sự kiện