Tháng 10/2007, 9 trong số những người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc điqua Đại Sảnh đường nhân dân Trung Quốc khi Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 17 kết thúc.
Phóng viên Richard Macgregor của FT nhận xét: "Mộtkhi họ đã ở bên cạnh nhau, người bình thường khó có thể phân biệt được. Cả 9 người đều mặc vét đen,gần như tất cả chọn cà vạt màu đỏ. Họ cùng hất ngược tóc ra phía sau, kiểu tóc thường thấy của giớilãnh đạo cao cấp tại Trung Quốc. Tóc họ nhuộm liên tục, chỉ trừ khi người chủ về hưu hay đitù."
Thứ tự của 9 người đàn ông trên bục cao thông báo đến cho thế giới thứ hạng của họ trong Banthường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm lèo lái đường lối củaTrung Quốc. 9 người đàn ông với 9 tính cách, ý tưởng và mối ràng buộc, quan hệ khác nhau được phânbiệt bởi khoảng cách giữa họ và trung tâm quyền lực.
Nếu vẫn theo thông lệ cũ, năm nay, nhóm 9 người đàn ông khác sẽ lại đi quaquảng trường lên bục cao sau Đại hội Đảng lần thứ 18. Lần này, ông Tập Cận Bình, người được kỳ vọngsẽ thay thế chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, sẽ dẫn đầu; sau đó đến ông Lý Khắc Cường,người dự kiến sẽ thay cho thủ tướng Trung Quốc đương nhiệm, ông Ôn Gia Bảo.
7 vị trí tiếp theo trong Ban thường vụ vẫn còn "để ngỏ", khoảng 12 ngườiđàn ông và 1 người phụ nữ quyền lực đang chạy đua quyết liệt vào các vị trí này.
Ông Wang Yang, bí thư đảng bộ tỉnh Quảng Đông,Trung Quốc, tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, cũng là một ứng viên. Thế giới không biết nhiều về ôngWang và những tính cách khác hay vị thế của họ trong đảng.
Ông Cheng Li, chuyên gia về chính trị cao cấp của Trung Quốc tại việnnghiên cứu Brookings, nhận xét: "Mọi chuyện thật quá phức tạp. Chúng tôi không biết thực hư thếnào. Chúng tôi chỉ biết được 1% sự thực mà giới chính trị gia Trung Quốc đang nắm rõ."
Dưới đây là 5 nhân vật mà nhiều khả năng chúng ta sẽ nhìn thấy trên thảm đỏvào tháng 10 năm nay (không kể đến ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường):
WangQishan)
Ông Vương Kì San đảm nhiệm chức thị trưởng thành phố Bắc Kinh suốt từ năm 2003 đến năm 2007.Hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Thủ tướng Trung Quốc phụ trách về vấn đề điện,năng lượng, tài chính. Người đồng cấp trước đây của ông, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson,miêu tả ông với tính cách quyết đoán, hay dò xét, có chút khướu hài hước.
Là con rể của nguyên phó thủ tướng thứ nhất tại Trung Quốc, ông Diêu Y Lâm(Yao Yilin), ông Vương thuộc diện vương tôn công tử của Trung Quốc, nhómnhững nhà lãnh đạo là con cháu của quan chức cấp cao hàng đầu Trung Quốc.
Giới quan sát nhìn nhận người thuộc tầng lớp vương tôn công tử như ôngVương có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhiều lãnh đạo trước đây của Trung Quốc như ông GiangTrạch Dân hơn lãnh đạo hiện tại.
Chuyên gia Li thuộc viện Brookings tin rằng ông Vương Kì San, với biệt danh"đội trưởng đội cứu hỏa" nhờ tài năng lãnh đạo của ông trong khủng hoảng, gần như chắc chắn sẽ cóghế trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.
ZhangGaoli)
Không nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc cũng như giới quan sát,chính trị gia phương Tây biết đến ông. Ông Trương Cao Lệ hiện đang là bí thư thành ủy thành phốThiên Tân, Trung Quốc; ông là chuyên gia kinh tế từng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nănglượng.
Dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế Thiên Tân năm 2011 tăng trưởng đến 16,4%,cao nhất tại Trung Quốc; đứng ở vị trí thứ 2 là thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc. Ông được coinhư người thân tín của ông Giang Trạch Dân và cố vấn của ông Giang Trạch Dân, ông ZengQinghong. Ông nổi tiếng với chính sách hỗ trợ thị trường.
Ông cũng từng làm bí thư thành ủy thành phố Thâm Quyến, từ năm 1997 đến2001. Thế nhưng nếu Binhai, khu vực phát triển đã đóng góp rất nhiều cho tăng trưởng của Thiên Tân,thất bại; khả năng trúng cử của ông sẽ giảm đi.
Ông Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua)
Được coi như đồng minh của chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, ông "Tiểu Hồ" (khôngcó liên hệ họ hàng với ông Hồ Cẩm Đào), hiện giữ chức bí thư khu tự trị Nội mông, khu vực rộng lớngiàu than đá ở phía Bắc Trung Quốc.
Nếu ông trúng cử vào Ban thường vụ, người đàn ông 49 tuổi sẽ trởthành thành viên trẻ nhất và có thể đóng vai trò nòng cốt trong thế hệ lãnh đạo cấp cao thứ 6 củaTrung Quốc; ông cũng có tiềm năng sẽ thay thế ông Tập Cận Bình, người nhiều khả năng chuẩn bị trởthành chủ tịch nhà nước Trung Quốc. (Ông Hồ Cẩm Đào cũng ở tuổi 49 khi ông được bầu vào Ban thườngvụ năm 1992).
Cũng giống như ông Hồ Cẩm Đào, người từng giữ chức bí thư đảng ủy Tây Tạngvà Quý Châu, ông Hồ Xuân Hoa có nhiều kinh nghiệm ứng xử với các nhóm dân tộc ít người của TrungQuốc, yếu tố quan trọng giúp ông nổi bật bởi xét đến bối cảnh vẫn còn ít nhiều bất ổn tại Tây Tạngvà Tân Cương.
Ông từng làm việc 23 năm tại chính quyền khu tự trị Tây Tạng, ông nói tiếngTây Tạng trôi chảy, điều hiếm thấy ở một quan chức thuộc chính phủ Trung Quốc. Thời gian tới, ôngHồ rất có thể sẽ được bầu vào Ban Thường vụ, giống như ông Hồ Cẩm Đào năm 1992 (vị trí thứ 7) vàông Tập Cận Bình (vị trí thứ 6).
LiuYandong)
Năm nay 66 tuổi, bà Lưu Diên Đông hiện là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc (chức vụ thấp hơnphó thủ tướng và cao hơn bộ trưởng) kiêm Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc(Chính hiệp). Bà là con của một gia đình danh giá.
Cha của bà là ông Lưu Nhuệ Long, từng giữ chức thứ trưởng Bộ Nông nghiệp vàđóng vai trò then chốt trong những năm đầu của kỷ nguyên Cộng sản tại Trung Quốc.
Bà cũng được coi như có mối quan hệ rất thân thiết với nguyên chủ tịch Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân. Bà cũng thân với ông Hồ Cẩm Đào.
Ông Hồ Cẩm Đào và bà Lưu Diên Đông cùng tốt nghiệp từ đại học Thanh Hoa -Bắc Kinh và có thời gian hoạt động chung trong Liên đoàn Thanh niên Cộng sản. Phó chủ tịch Tập CậnBình cũng từng học chung với bà Lưu tại đại học Thanh Hoa.
Thời gian qua, bà nổi lên nhờ "sự sụp đổ" của ông Bạc Hy Lai. Bà được kỳvọng sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.
Yếu điểm của bà là tuổi tác, hiện bà đã 66 tuổi. Tuổi về hưu của người làmviệc trong ban là 68 và cơ hội của bà Lưu sẽ giảm đi nếu giới lãnh đạo quyết định rằng cần phải trẻhóa bộ máy lãnh đạo cao cấp nhất.
YuZhengsheng)
Ông Du Chí Thanh có sự nghiệp thăng trầm hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào tạiTrung Quốc. Năm 1985, anh trai của ông Du, người từng giữ chức giám đốc Cục an ninh Bắc Kinh, bỏ đến Mỹ.Ông Du, người được đồn đoán có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình nguyên lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, đãcố gắng cứu vãn sự nghiệp bằng cách giữ chức bí thư đảng ủy tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và được thăngchức lên vị trí hiện tại vào năm 2007.
Thế nhưng phải khẳng định rằng mỗi lãnh đạo được nói đến trong bài này đềucó những bí mật riêng muốn giấu kín, và luật im lặng cũng đồng nghĩa với sẽ còn nhiều thông tinkhông bao giờ được công bố.