Giá năng lượng cao và lạm phát kỷ lục là nguyên nhân cho những dự đoán không mấy sáng sủa.
Ai lợi, ai thiệt khi đồng USD mạnh và đồng Euro yếu
Tiền tệ của châu Âu và Mỹ có giá trị như nhau khi đồng Euro và đồng USD ngang giá. Trong diễn biến thay đổi liên tục những ngày qua, có thời điểm đồng Euro đã rơi xuống mức chưa đổi được 1 USD.
Hãng thông tấn AFP nhận định: "Tỷ giá hối đoái của một loại tiền tệ có thể là phán quyết về triển vọng kinh tế và triển vọng kinh tế của châu Âu đang không mấy sáng sủa. Sự trượt giá của đồng Euro đã báo động cho 19 quốc gia châu Âu sử dụng đồng tiền này khi họ đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng do căng thẳng giữa Nga và Ukraine."
Châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga so với Mỹ để tạo ra điện và duy trì các ngành công nghiệp phát triển. Nga cũng đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Liên minh châu Âu.
Giá khí đốt tự nhiên theo tiêu chuẩn TTF của châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh nguồn cung ngày càng cạn kiệt, lo ngại về việc cắt giảm thêm và mức cầu mạnh.
Đồng Euro được định giá lần cuối ở mức dưới 1 USD vào ngày 15/7/2002. Đồng tiền châu Âu đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1,18 USD ngay sau khi ra mắt vào ngày 1/1/1999, nhưng sau đó bắt đầu giảm qua mốc 1 USD vào tháng 2/2000 và chạm mức thấp kỷ lục 82,30 cents vào tháng 10/2000.
Đồng USD vẫn là đồng tiền chủ đạo với thương mại và dự trữ của các ngân hàng trung ương. Ở thời điểm hiện tại, đồng USD đã đạt mức cao nhất trong 20 năm so với tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó, không chỉ so với đồng Euro. Đồng USD cũng đang được hưởng lợi từ vị thế là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong thời điểm bất ổn.
Nhiều nhà phân tích cho rằng sự trượt giá của đồng Euro là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tăng lãi suất ở mức gần mức cao nhất trong 40 năm để chống lạm phát.
Khách du lịch Mỹ ở châu Âu sẽ thấy hóa đơn khách sạn, nhà hàng và vé tham quan rẻ hơn. Đồng Euro yếu có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của châu Âu cạnh tranh hơn về giá tại Mỹ. Tại Mỹ, đồng USD mạnh hơn đồng nghĩa với việc giảm giá hàng hóa nhập khẩu, từ ô tô, máy tính đến đồ chơi và thiết bị y tế.
Đồng USD vẫn là đồng tiền chủ đạo với thương mại và dự trữ của các ngân hàng trung ương. |
Đối với các công ty Mỹ kinh doanh ở châu Âu sẽ bị giảm doanh thu, nếu vẫn để ở châu Âu để trang trải chi phí thì tỷ giá hối đoái sẽ không còn là vấn đề nữa. Mối lo chính đối với Mỹ khi đồng USD mạnh là nó làm cho các sản phẩm do nước này sản xuất đắt hơn ở thị trường nước ngoài, làm gia tăng thâm hụt thương mại và giảm sản lượng kinh tế, trong khi tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nước ngoài tại Mỹ.
Đồng Euro yếu có thể là một vấn đề đau đầu đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu vì nó có thể đồng nghĩa với việc giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn, đặc biệt là dầu, được định giá bằng USD. ECB đang gặp khó trong tình thế: Tăng lãi suất, liều thuốc điển hình cho lạm phát, nhưng tăng với tỷ lệ cao hơn cũng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế.
Có thể bạn quan tâm:
Trung Quốc chạm mốc 10.000 chuyến tàu vận tải đến châu Âu
Nguồn VTV