Ai có trách nhiệm khôi phục lòng tin về hệ thống ngân hàng Mỹ?
Ngày 14/3/2012, giám đốc điều hành Goldman Sachs,Greg Smith, đã làm kinh ngạc Phố Wall bằng lá thư từ chức, trong đó nói rõ tạisao ông không thể tiếp tục làm việc ở đó. Ông mô tả một cách chi tiết môitrường làm việc “độc hại và hủy diệt” và cho rằng ngân hàng khổng lồ này khôngcòn đáng được tin tưởng vì tiêu số 1 của Goldman là lợi nhuận chứ không phải làđáp ứng nhu cầu của khách hàng (số 2).
Tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm2008, sự sụp đổ lòng tin vào hệ thống tài chính của Mỹ đã lan tràn như dịchbệnh virut. Theo Chỉ số Tín nhiệm Tài chính Trường Booth/Kellogg Chicago, chỉ có23% số người được hỏi trong cuộc khảo sát gần đây nhất cho biết họ tin tưởng hệthống tài chính, và chỉ 30% số người được hỏi tin tưởng ngân hàng, giảm 9 điểmphần trăm so với tháng 6 năm ngoái.
Người Mỹ đã vỡ mộng với hệ thống ngân hàng. Thựctế, hiện nay người tin vào thị trường tự do hơn người Mỹ. TheoGlobescan, chỉ 9 năm trước, 80% người Mỹ nghĩ rằng thị trường tự do là hệ thốngtốt nhất. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát năm 2011, chỉ 59% người Mỹ ủng hộ thịtrường tự do, thấp hơn so với 67% người .
Phải thừa nhận rằng các nhà kinh tế đã thất bạitrong việc hiểu rõ cách thức tái thiết các nền kinh tế trong nhiều thời điểm.Họ đã không nắm rõ được những xúc cảm chân thực đi cùng với sự mất mát lòng tinnhư quyết tâm bị lung lay và lòng tin tan vỡ có thể kéo dài nhiều năm nếu khôngmuốn nói là nhiều thập niên. Nhưng trong hệ thống ngân hàng, người dân có thểtự giúp mình bằng cách làm theo lời khuyên khôn ngoan của tổng thống Reagan:“Hãy tin tưởng, nhưng hãy Thẩm tra”.
Các cá nhân có thể cảm thấy rất khó theo dõi bảngcân đối tài sản của ngân hàng và sản phẩm ngân hàng cung cấp, nhưng họ có thểsử dụng một công cụ mang tên Chỉ số Texas (Texas ratio). Chỉ số này xác địnhsức khỏe của một ngân hàng bằng cách xem xét tỷ lệ nợ xấu/lượng tiền mặt màngân hàng trích dành để phòng ngừa rủi ro. (Nợ xấu là các khoản nợ không có khảnăng thu hồi, quá hạn 90 ngày hoặc lâu hơn).
Ví dụ, nếu các khoản nợ xấu của một ngân hàng là20 triệu USD và lượng tiền mặt sẵn có là 50 triệu, chỉ số Texas sẽ là 40%. Cáchtính như sau: lấy 20 (triệu) chia cho 50 (triệu) và nhân với 100. Điều này cónghĩa là ngân hàng này có thể phải trích 40% lượng tiền mặt dự trữ để phòngngừa rủi ro cho khoản nợ xấu trên.
Khi Chỉ số Texas tiến đến 100%, ngân hàng sẽ ởtrong tình trạng cảnh báo vì lượng tiền mặt sẵn có sẽ ngày càng tiến gần đến 0.Một số ngân hàng thương mại có chỉ số Texas vượt trên 100%; đặc biệt, chỉ sốnày của một ngân hàng thậm chí còn lên đến 700%. (Có thể kiểm tra chỉ số Texascủa các ngân hàng tại địa chỉ: DepositAccounts.com).
Một số người gửi tiền hiểu tầm quan trọng củaphương pháp này. Vì chỉ số Texas giảm cho thấy bảng cân đối tài sản của ngânhàng ngày càng khỏe hơn, một cách thức để đo lòng tin của người tiêu dùng là xemxét tăng trưởng tiền gửi. Khi người tiêu dùng tin rằng tài sản của họ an toàntrong một ngân hàng, họ có xu hướng gửi thêm tiền vào đó.
Nghiên cứu của xác nhận điều này. Với việc sử dụngdữ liệu của khoảng 7.500 ngân hàng thương mại, kết quả nghiên cứu cho thấynhững ngân hàng có chỉ số Texas thất nhấp (tốt nhất) 0-9,9% đạt mức tăng trưởngtiền gửi mạnh nhất, trung bình 9,8% so với năm trước đó. Trong khi các ngânhàng có chỉ số cao nhất (xấu nhất) 100% hoặc hơn nhận thấy lượng tiền gửi trungbình giảm 8,5%. Chỉ số Texas trung bình năm 2011 đạt 26,2%, tăng nhẹ so với24,6% năm 2010.
Hãy xem xét Ngân hàng BB&T, trụ sở tạiWinston-Salem, North Carolina. Chỉ số Texas của BB&T hiện là 21,1%, tốt hơnnhiều so với 30% hồi năm ngoái. Và phần thưởng mà BB&T hưởng là tiền gửităng trưởng mạnh đạt 13,7%, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành5,9%.
Sự sụp đổ tài chính tiếp tục gây ra những tổnthất không lường trước được. Thay vì để cho các ngân hàng yếu kém đóng cửa hoặcphá sản, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Cải cáchPhố Wall Dodd-Frank 2010: một bộ luật khổng lồ dày 2.319 trang được soạn thảomột cách khó hiểu, khó thực thi và không ai có thể hiểu hết.
Dự kiến việc thực thi đạoluật này sẽ tiêu tốn 3 tỷ USD trong 5 năm tới. Các ngân hàng sẽ phải chi thêm hàngtriệu USD chi phí thực hiện, kể cả các ngân hàng đang hoạt động đúng đắn trướckhi khủng hoảng tài chính diễn ra. Đây là một ví dụ điển hình về sức tàn pháquá mức của luật định.
Thay vì tạo ra hàng nghìn trang quy định mới,chính phủ có thể thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ hơn bằng cách khen thưởng chonhững ngân hàng hoạt động vì lợi ích của khách hàng – và trừng phạt những ngânhàng không làm như vậy. Nhưng trớ trêu thay, đạo luật mới lại khen thưởng chocác ngân hàng đã và đang sử dụng các khoản cứu trợ khổng lồ để đặt cược mạohiểm và tùy tiện.
* Craig Richardson là chuyên gia nghiên cứutại Viện Nghiên cứu Kinh tế Mỹ tại Great Barrington, bang Massachusets (MA).
Nguồn DVT